Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Quốc hội đã có Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/7/2023. Lợi dụng vấn đề này và thời điểm cấp ủy, chính quyền địa phương có những bước nghiên cứu, rà soát chuẩn bị thực hiện, nhiều đối tượng, phần tử cơ hội đã tung ra các quan điểm sai trái, xuyên tạc chống phá. Sắp xếp đơn vị hành chính cần giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, bản sắc của các địa phương
Mượn gió
bẻ măng
Trước yêu cầu phát
triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm
tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo
thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là yêu cầu khách quan. Đây là chủ
trương hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý
đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử. Tuy nhiên,
lợi dụng vấn đề này, nhiều đối tượng phản động, phần tử cơ hội đã tung ra các
quan điểm sai trái, xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc, hoang mang trong dư
luận.
Thực
tế, không ít trường hợp núp bóng “xã hội dân sự”, dưới chiêu bài “phản biện” để
xuyên tạc, chống phá Hiến pháp 2013 và nhiều vấn đề khác. Nhiều bài viết cũng
“bóc mẽ” hành vi của một số cá nhân chống đối khi cố tình cắt gọt bản chất vấn
đề để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; gây hoang mang dư luận,
làm giảm niềm tin của nhân dân; kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân tham gia biểu
tình, hoạt động với mục đích chống đối chính quyền.
Mượn gió bẻ măng, lấy
cớ để chống phá, trên không gian mạng, các tổ chức phản động như Việt Tân, VOA,
Báo Tiếng Dân… suy diễn, xuyên tạc: “Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100
triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích. Xin hỏi, các vị
định hành dân đến bao giờ”! Có trường hợp đưa ra những phê phán tùy tiện khi
cho rằng, quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn
của đơn vị hành chính để tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm như sau:
Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số thì được
tăng thêm 1 công chức; các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2
mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 1 công chức. Từ đó quy kết,
tất cả những thay đổi, tách nhập kiểu này “đều dẫn đến sai lầm, kìm hãm và bế
tắc”! Từ đó họ miệt thị rằng, việc tách nhập địa giới hành chính là sự tùy
tiện, thể hiện sự “yếu kém, bế tắc” trong quản lý hành chính.
Chủ trương
lớn, lợi ích lâu dài
Trái với quan điểm
chống phá nêu trên, thực tế, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị hành chính
trong hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặt trong tổng thể nhiều
chủ trương, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện, phát triển Nhà
nước pháp quyền XHCN, phục vụ giai đoạn phát triển mới. Sắp xếp tổ chức, bộ máy
trong hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương
lớn. Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2019 - 2021 bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số
18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và Nghị
quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành
chính. Nghị quyết của Quốc hội chỉ rõ: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất
năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp
xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích
cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Đảng,
Nhà nước cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc chia, tách đơn vị hành chính các cấp
thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế. Nhiều đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra
nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát
triển vùng; nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển kinh tế - xã
hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp,
trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Việc tăng số
lượng đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ
quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương tăng; ngân sách nhà nước chi
cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc
tăng; đại đa số các đơn vị cấp huyện, cấp xã thu ngân sách tại địa phương không
đủ cân đối chi thường xuyên, chủ yếu Trung ương phải hỗ trợ.
Sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp
với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về
đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính
trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng XHCN.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, chắc chắn, phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Thông qua sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc; nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Việc sắp xếp phải đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của nhân dân.
Quan điểm chỉ đạo chung là mỗi một đơn vị hành chính cụ thể được sáp nhập phải chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư… như một số quận nội thành Hà Nội. Việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Trước vấn đề mang tính khó khăn, phức tạp, việc người dân có ý kiến góp ý, xây dựng, đề xuất những giải pháp là hoàn toàn cần thiết, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, trân trọng. Tuy nhiên, lợi dụng vào đó để xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thậm chí xuyên tạc với động cơ, mục đích xấu, tạo nhận thức lệch lạc hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cần phải được vạch trần, đấu tranh phản bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét