Luật An ninh quốc gia năm 2004 xác định: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” và tại Nghị quyết số 51-NQ/TW (khóa XII), ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia đã xác định: “An ninh quốc gia là sự vững mạnh, trường tồn của Đảng, sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là sự ổn định về chính trị, về biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia và an ninh, an toàn xã hội”.
Như vậy, an ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển
bền vững về mọi mặt của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Nội dung của an ninh quốc gia bao gồm nhiều vấn đề, như: An
ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin,
an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ…
Trong những năm gần đây, quan niệm
về an ninh quốc gia có những điểm mới. Trước xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh
mẽ, bên cạnh khái niệm an ninh quốc gia, khái niệm an ninh phi truyền thống
cũng được đề cập, nghiên cứu. “An ninh phi truyền thống là sự ổn định và
phát triển bền vững của các quan hệ, lợi ích cơ bản, quan trọng mang tính phi
quân sự, phi vũ trang của quốc gia và cộng đồng dân cư trong mối liên hệ tương
tác chặt chẽ với an ninh, phát triển và thế giới”. An ninh phi truyền thống
là một bộ phận của an ninh quốc gia, bao gồm tất cả những vấn đề như: an ninh
con người, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng… có mối
quan hệ chặt chẽ với an ninh thế giới và an ninh khu vực./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét