Với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước ta trong thời gian gần đây các thành
viên của tổ chức phản động lưu vong tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông qua nhóm “Người Thượng
vì Công lý (MSFJ)”.
Nhằm thực hiện âm mưu thành lập cái
gọi là “Nhà nước Đêga” hoặc “Nhà nước Đêga Cao nguyên” ở Đông Dương, tách
Tây Nguyên ra khỏi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, biến Tây Nguyên thành khu vực
mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”. Những kẻ
chống phá đã lấy danh nghĩa “thúc đẩy hòa
bình và bảo vệ quyền con người của những người bị áp bức tại Tây Nguyên”, kích động mâu thuẫn để hình thành các “điểm nóng
xung đột”, làm mất ổn định an ninh, chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Trên trang Công an nhân dân online ngày 18/6/2023 có bài viết “Vạch trần bộ
mặt thật của nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ””. Bài báo nêu rõ: Theo tài liệu Cơ quan An ninh Đắk Lắk,
nhóm “Người Thượng vì công lý - MSFJ” (Montagnards Stand For Justice) được
thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động: Y Phic Hdok (sinh sống tại
Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu
vong khác.
Để hoạt động, nhóm này đã lấy cái
danh mĩ miều là “thúc đẩy hòa bình và bảo vệ quyền con người của những người bị
áp bức tại Tây Nguyên”, nhưng thực chất Y Quynh Bdăp và nhóm MSFJ của hắn lại
thông qua trang mạng xã hội liên lạc, kích động những người thiếu hiểu biết
trong nước vi phạm pháp luật để chính quyền xử lý, từ đó, thu thập, sử dụng các
thông tin sai sự thật và xuyên tạc nhằm vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn
áp người dân tộc và gia tăng hoạt động vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các
nước, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích vụ lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc…”
Với những chiêu bài trên cho thấy bọn
phản động lưu vong đang lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của quần chúng nhân dân
đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các phương tiện thông tin, các hoạt động
gây quỹ, các buổi hội họp bằng luận điệu xuyên tạc để tuyên truyền dụ dỗ, lôi
kéo, mua chuộc và lửa phỉnh đồng bào thiểu số để phục vụ mưu đồ phản động của
chúng. Về bản chất, hành động của nhóm Y
Quynh Bdăp này là tiếp tay cho đám phản động lưu vong người Mỹ đẩy người
dân tộc thiểu số Tây Nguyên vào chống phá chính quyền, biến họ thành “nạn
nhân”, “nhân chứng” tố cáo “vi phạm nhân quyền” của Nhà nước. Hành
động này chẳng khác nào bán rẻ đồng bào
mình cho chiêu bài của thế lực thù địch, nhằm tạo cớ can thiệp vào nội bộ Việt
Nam. Chính chúng là những kẻ núp danh “công lý” nhưng là vì động cơ vụ lợi, vì
toan tính đen tối mà bất chấp thủ đoạn, đẩy đồng bào mình vào tình cảnh vi phạm
pháp luật.
Thực tế cho
thấy Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chính sách
rất cụ thể về vấn đề dân tộc, tôn giáo Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến pháp năm 2013 của
Việt Nam quy định cụ thể tại điều 24 rằng: “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo”. Trên tinh thần đó, Nhà nước Việt
Nam luôn nhất quán chính sách tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người
dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và đang nỗ lực bảo đảm tốt nhất
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bình đẳng giữa các tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18-11-2016. Sau đó, Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, các lĩnh vực hoạt động khác có liên quan
đến tôn giáo như: giáo dục, đào tạo chức sắc tôn giáo; xây dựng, sửa chữa cơ sở
thờ tự tôn giáo; hoạt động từ thiện, bảo trợ xã hội đã được điều chỉnh tại một số luật có liên quan cho phù
hợp với các quy định về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Cùng với việc tạo điều kiện thuận
lợi để người dân thực hành tự do tín ngưỡng tôn giáo, Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.
Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng.
Dân tộc, tôn giáo là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm
để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, để giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, hướng con người đến
các giá trị tốt đẹp. Không thể nào lợi dụng vỏ bọc tôn giáo để hướng dẫn tín đồ đối phó với chính
quyền, kêu gọi biểu tình, lập tôn giáo riêng, lập Nhà nước riêng, làm ảnh hưởng
tới lợi ích
an ninh quốc gia, dân tộc và quyền của
những người khác. Đó là hành vi cần phải ngăn chặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét