Ngày 20/9/2023
trên trang báo điện tử VOV có bài viết "Làng ung thư" tái chế nhôm ở Bắc Ninh: Đánh đổi
sức khỏe lấy kinh tế? Bài viết đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường ở
làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã ảnh hưởng lớn
đến sức khoẻ, đời sống nhân dân ở đây. Nhân cơ hội đó các thế lực thù địch,
phản động đã có những bài viết với luận điệu bôi nhọ, nói xấu để chống phá Việt
Nam, trang face book Chân Trời Mới Media đã có bài viết “Bộ tài nguyên - môi
trường: đầy tớ chọn sức khỏe, ông chủ chọn kinh tế!”.
Chúng trích dẫn chắt lọc một số các
thông tin trên bài viết, rồi quay sang với những luận điệu quen thuộc như: giải
pháp của Chính quyền đâu để kéo dài như vậy, vai trò của nhà nước đâu, bóc lột
sức lao động của nhân dân...và chốt lại là bôi nhọ chế độ nhà nước ta.
Kính thưa bạn
đọc!
Bảo vệ môi
trường làng nghề được Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể theo Điều
56 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cụ thể là:
- Làng nghề
phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và
hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
Có hệ thống thu
gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
Hệ thống thu
gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử
lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
Có điểm tập kết
chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất
thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án
vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
- Cơ sở, hộ gia
đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại
chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp
luật.
- Cơ sở, hộ gia
đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có
trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và tuân thủ kế hoạch di
dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Vấn đề bảo
vệ môi trường làng nghề từ lâu luôn được Đảng, Nhà nước và chính
quyền các địa phương có làng nghề truyền thống quan tâm và đã có
nhiều những giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường, như trong bài
“ Xử lý “vấn nạn” ô nhiễm môi trường làng nghề, hướng tới phát
triển làng nghề xanh, sạch” ngày 11 tháng 9 năm 2023 đăng trên Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá: “Trong những năm qua, công tác
bảo vệ môi trường tại các làng nghề có nhiều chuyển biến, các làng
nghề được quy hoạch trong cụm công nghiệp và được nâng cấp công nghệ
sản xuất, qua đó một phần chất thải phát sinh đã được kiểm soát”.
Bài viết cũng đưa ra tổng thể các nhóm giải pháp cơ bản bảo vệ môi
trường làng nghề trong thời gian tới, đó là nhóm giải pháp quy
hoạch; nhóm giải pháp quản lý; nhóm giải pháp giáo dục môi trường
và nâng cao nhận thức người dân.
Đối với
làng nghề đúc nhôm tại thôn Mẫn
Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh chính quyền địa phương cũng đã
có nhiều các giải pháp như Dự án Cụm Công nghiệp để di dời làng nghề Mẫn Xá nhưng
mới chỉ di dời được một số hộ dân làm nghề bởi mức chi phí quá cao; đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân để người dân
tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi
trường, tăng cường công tác xử lý nạn đổ trộm phế thải ra môi trường…
Những triêu trò
của các lực lượng phản động chống phá cách mạng Việt Nam trong suốt thời gian
qua, mỗi chúng ta đều biết, trong bài viết trên của chúng lợi dụng vào những
tồn tại, khó khăn trong nước từ đó sử dụng các luận điệu nham hiểm, dễ đánh lừa
người đọc nghe và tin theo. Mỗi chúng ta hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác,
không để bị chúng lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến các hành động vi phạm pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét