Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích
trong bài viết “Phải thi đua chống hạn, diệt sâu, để nắm chắc vụ mùa thắng
lợi”, bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân dân, số 1672, ngày 11 tháng 10
năm 1958.
Trong hoàn cảnh ngành nông nghiệp đứng trước
nhiều thách thức, hạn hán, sâu bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất tại
nhiều địa phương trên cả nước. Qua nghe báo cáo và thực tế kiểm tra, Bác nhận
thấy nhân dân và các cán bộ thấy lúa tốt thì ít săn sóc, thấy sâu nhiều thì
ngại khó, đấy là một sự chủ quan hết sức nguy hiểm, Người đã viết bài để kịp
thời nhắc nhở, phê bình và chấn chỉnh cán bộ và nhân dân không được chủ quan
coi thường sâu bệnh, hạn hán để có được vụ mùa thắng lợi.
Nếu cán bộ, đảng viên mắc căn bệnh chủ quan,
duy ý chí sẽ dẫn đến đề ra các chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý điều hành xã hội xa rời thực tiễn; đường lối, chủ trương, quyết sách không
phản ánh lợi ích của tập thể, không thể hiện được ý chí của quần chúng nhân
dân. Mặt khác căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ khiến con người ta tuyệt đối hóa
vai trò cá nhân, biện pháp mệnh lệnh hành chính, hành động bất chấp quy luật
khách quan. Đặc biệt đối với những người có chức, có quyền mắc bệnh chủ quan,
duy ý chí sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, thờ ơ với tâm
tư, nguyện vọng của quần chúng... Những hệ lụy tiêu cực từ căn bệnh chủ quan,
duy ý chí đối với đời sống kinh tế-xã hội là hết sức khó lường.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng phải thường xuyên rèn luyện cho mình phương pháp,
tác phong công tác khoa học, thiết thực và hiệu quả, để từ đó không mắc vào căn
bệnh chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, phải đề cao ý thức tự chủ, phát huy tốt dân
chủ, thực hiện tốt quyền dân chủ của quần chúng nhân dân. Đề cao dân chủ sẽ
giúp cho cán bộ, đảng viên chống được căn bệnh gia trưởng, độc đoán, chuyên
quyền, phát huy tốt tính tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và
trí tuệ của tập thể trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ
Quân đội ta phải luôn rèn luyện và thực hành tốt tính sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể,
phải mắt thấy, tay sờ, tai nghe... nhất là trong chiến đấu. Có như vậy mới biết
địch, biết ta, mới đưa ra được cách đánh phù hợp nhằm tiêu diệt, tiêu hao nhiều
nhất vũ khí, sinh lực địch, hạn chế thấp nhất thương vong cho bộ đội và nhân
dân để giành thắng lợi trong chiến đấu cũng như trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội
nhân dân Việt Nam luôn sắc son lời thề danh dự “... thắng không kiêu,
bại không nạn, gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng
không nản chí, “nhiệm vụ vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng” mãi mãi xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ
đội Cụ Hồ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét