Là quốc gia biển nên vấn đề an ninh biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam, tác động lớn đến phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: khủng bố, cướp biển, buôn lậu, tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường,… diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự báo.Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, Đảng, Nhà nước cần có những giải pháp chiến lược, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thế giới và khu vực đang trải qua một
thời kỳ nhiều biến động phức tạp, khó đoán định, nhưng hòa bình, hợp tác và
phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và vì lợi ích chung của các nước.
Xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng rõ nét, trở thành xu thế chủ đạo, vai trò
của các tổ chức khu vực trên các châu lục ngày càng gia tăng, tạo mối quan hệ
đan xen vừa tăng cường hợp tác, vừa cạnh tranh chiến lược. Tranh chấp chủ quyền
biển, đảo ở khu vực Biển Đông ngày càng quyết liệt, phức tạp, chưa có dấu hiệu
lắng xuống, cùng với sự can dự của một số nước lớn ngoài khu vực đã làm cho
vùng biển này có lúc trở thành điểm nóng, khó đoán định.
Tranh chấp chủ quyền và cạnh tranh thế chiến lược,
tranh giành ảnh hưởng, lợi ích của các nước lớn ở Biển Đông ngày càng diễn biến
phức tạp, khó lường không chỉ đe dọa hòa bình, ổn định khu vực, chủ quyền của
Việt Nam mà còn đặt ra nhiều thách thức, hệ lụy đối với an ninh quốc gia Việt
Nam.
Tại Biển Đông hiện đang tồn tại 02 nhóm mâu thuẫn lớn; mâu thuẫn về tranh
chấp chủ quyền đang diễn biến phức tạp và khó giải quyết do liên quan nhiều bên
(05 nước, 06 bên) với quan điểm khác biệt cả về chủ quyền, lợi ích và cách thức
giải quyết tranh chấp, nhất là khác biệt về quan điểm, chủ trương của Trung
Quốc với các bên có tranh chấp còn lại.
Biển Đông không chỉ đơn thuần là tranh chấp chủ
quyền mà đan xen với đó là sự cạnh tranh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng và
lợi ích của hầu hết các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là sự tranh giành thế
chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Thực tế quan hệ giữa các nước lớn và quan hệ
Mỹ - Trung những năm gần đây đã phản ánh rõ, mỗi khi cạnh tranh chiến lược
Mỹ-Trung diễn ra gay gắt thì vấn đề Biển Đông cũng diễn biến phức tạp, căng
thẳng, hoạt động của Trung Quốc và sự can dự của các nước lớn vào vấn đề Biển
Đông đều gia tăng.
Hai nhóm mâu thuẫn trên
khiến tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, kéo dài, không thể giải quyết trong ngắn hạn và trung
hạn, tiếp tục là yếu tố quan trọng chi phối môi trường an ninh trong khu vực,
trực tiếp tác động, ảnh hưởng tới lợi ích, ANQG, môi trường đối ngoại của các
nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Sự bế tắc trong giải quyết giữa các
bên có tranh chấp ở Biển Đông và sự can dự mạnh mẽ của các nước lớn làm phát
sinh những nguy cơ về xung đột cục bộ trên biển, xu hướng chạy đua vũ trang
trong khu vực. Bệnh cạnh đó, những căng thẳng ở Biển Đông còn kéo theo hàng
loạt các hệ lụy khác như tác động, ảnh hưởng, làm chậm đà phát triển kinh tế
biển của đất nước, nhất là các hoạt động dầu khí, nghề cá; những đe dọa về an
ninh ngay trong nội địa như các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng
để xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tiến hành các hoạt động
chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động biểu tình, bạo loạn, phá hoại. Do vậy, thời gian tới, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, cả hệ thống chính trị cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp;
trong đó, tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau: xây
dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển vững mạnh, chủ
động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia, dân
tộc trên biển từ sớm, từ xa. Tận dụng thời cơ, phát huy, khai thác
lợi thế của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, khoa
học - công nghệ; phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết dân tộc, huy động
cao nhất các nguồn lực, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân xây dựng nền
quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh, tiềm lực, lực lượng, thế
trận quốc phòng, an ninh trên biển vững chắc, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển,
đảo từ sớm, từ xa. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng này, cần đẩy mạnh xây
dựng lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, có chất lượng tổng
hợp, sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, tổ chức tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh
hoạt, hiệu quả; cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, điều chỉnh,
mở rộng, phát triển lực lượng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ tác chiến.
cần
thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Một
là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở
thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng,
an ninh và hợp tác quốc tế. Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018
về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ
biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững
kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ”2. Để kinh tế phát triển tương xứng với
tiềm năng của biển, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cần phải tổ chức lại hoạt động khai
thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ; thúc
đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ,
tái sinh nguồn lợi hải sản và môi trường biển, nghiêm cấm các hoạt động khai
thác mang tính hủy diệt.
Phát triển nhanh một số
khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp
năng lượng, công nghiệp hàng hải, đóng tàu, nuôi trồng, khai thác và chế biến
hải sản chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng các trung tâm
kinh tế ven biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các
ngành dịch vụ, xuất khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dầu khí, vận tải biển, v.v.
Phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác,
nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng
quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo; tăng cường đầu tư các nguồn lực và hoạch
định cơ chế chính sách trong phòng, chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ môi
trường biển.
Hai
là, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển,
đảo vững mạnh về mọi mặt. Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng
quản lý biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân,
Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh,
đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong
đó, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên trách
hoạt động trên biển, giữ vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các
vùng biển, đảo của Tổ quốc, cần được ưu tiên đầu tư xây dựng theo hướng hiện
đại hóa và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đặc biệt là lực lượng thường xuyên
tuần tra trên biển và chốt giữ các đảo xa bờ. Cảnh sát biển Việt Nam là
lực lượng chuyên trách quản lý, duy trì thực thi pháp luật trên biển, cần được
tiếp tục củng cố, hoàn thiện về tổ chức, biên chế, tăng cường trang bị hiện
đại, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Bộ đội
Biên phòng cần được đầu tư đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cơ
động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn, chống
buôn lậu và các tệ nạn xã hội trên các vùng biển. Dân quân tự vệ biển được
xây dựng theo phương châm vững mạnh, rộng khắp, ở đâu có tàu, thuyền, ngư dân
hoạt động và dân cư sinh sống trên đảo thì ở đó có dân quân tự vệ biển; lấy
doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã làm nòng cốt; tổ chức biên chế phù hợp với
đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm thành ba tuyến: ven bờ, lộng, khơi; coi
trọng lực lượng hoạt động trên biển. Kiểm ngư là lực lượng
được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, nhằm phát hiện, ngăn
chặn và xử lý các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an
ninh trật tự và có vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên các
vùng biển của Tổ quốc.
Ba
là, kiên quyết, kiên trì giải
quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế. Là thành viên của Liên hợp quốc, của UNCLOS cũng như tuyên
bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các
quy định của luật pháp quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy
sinh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; thông
qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng
lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, vì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế. Theo tinh thần
đó, những vấn đề còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết song
phương; những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì giải quyết đa
phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các bên có liên quan. Trong
khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, cần
kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của ta trên biển
với quyết tâm “Việt Nam quyết không để một tấc đất, tấc biển nào bị xâm phạm”;
kiên trì tìm kiếm một giải pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan kiềm chế,
không có hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ cam kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên
cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, UNCLOS và 05 nguyên tắc chung sống
hòa bình, tăng cường nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an ninh
biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh
DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC để Biển Đông thực sự là vùng biển
hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tại các vùng biển không
phải là tranh chấp, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia
ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy
định của UNCLOS để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét