Đảng, Nhà nước ta luôn xác định bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, mối quan hệ lớn “Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” được bổ sung thêm nội dung bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2026 tiếp tục khẳng định: “Phát triển nhanh và bền vững…; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Đối với quyền con người về môi trường và tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường là vấn đề mới với các quốc gia khác trên thế giới. Ngày 20/9/1977, nước ta gia nhập Liên hợp quốc. Quá trình phát triển đều xác định bảo vệ môi trường và quyền con người về môi trường là một nội dung được quan tâm, chú trọng trong chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta. Các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 đều khẳng định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 chính thức coi quyền con người về môi trường là một quyền cơ bản, được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Điều 43 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.
Trên tinh thần khẳng định quyền con người về môi trường của các bản hiến pháp, nhiều chính sách pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp về bảo vệ môi trường được ban hành. Trong đó, vấn đề quyền con người trong bảo vệ môi trường không ngừng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn. Cho đến nay, quyền con người về môi trường được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, từ Luật Điện lực sửa đổi 2012, Luật Thủy sản 2017, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đo đạc và bản đồ 2018 đến Luật Bảo vệ môi trường 2020...
Trong quá trình tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chứng minh là thành viên có trách nhiệm trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, nỗ lực hoạt động và có nhiều sáng kiến thiết thực. Thể hiện qua các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam như: Đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050; không xây mới điện than từ năm 2030 và loại bỏ dần điện than từ năm 2040; tuyên bố về rừng và sử dụng đất; tham gia liên minh thích ứng toàn cầu; giảm 30% khí thải metan vào năm 2030 so với mức năm 2020…
Cần phải khẳng định, hành động vu cáo về dân chủ, nhân quyền, kêu gọi trả tự do cho Hoàng Thị Minh Hồng cũng như vu cáo trong các vụ việc tương tự còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị, ngoại giao của Việt Nam. Việc một vụ án hình sự bị lợi dụng để hướng lái sang động cơ chính trị xấu có thể gây ra những quan điểm lệch lạc và chia rẽ trong dư luận xã hội. Điều này tác động đến lợi ích của quốc gia, hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, việc kêu gọi trả tự do hay đưa ra những luận điệu tuyên truyền sai sự thật dù là với động cơ, mục đích cá nhân hay chính trị đều là hành vi sai trái cần lên án. Chúng ta cần xây dựng một xã hội công bằng và tuân thủ luật pháp của mọi công dân, các giá trị dân chủ phải được hiểu và thực hiện đúng bản chất chứ không phải là sự bóp méo vì động cơ xấu.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang là trở ngại không nhỏ trong quá trình phát triển của các quốc gia. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc vấn đề đó, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Những tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường đều được Nhà nước, nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Pháp luật Việt Nam cũng quy định và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi phạm pháp về môi trường, gây ô nhiễm môi trường, điển hình như việc xử lý vụ Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung. Đồng thời, các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý các hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ môi trường để phạm pháp, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có hành vi trốn thuế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét