Trong số các nước tự cho mình “cái quyền nhận
xét” về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở các nước, trong đó có Việt Nam, Hoa Kỳ là
quốc gia ban hành nhiều đạo luật quy định các chế tài chống lại các nước mà họ
cho là “vi phạm tự do tôn giáo”. Nhiều chính khách Hoa Kỳ và một số tổ chức phi
chính phủ thiếu thiện chí khi tiếp xúc với cơ quan chức năng của Việt Nam luôn
đặt vấn đề “cải thiện quyền con người”, đòi “tự do tôn giáo”, xin “phục hồi các
tổ chức tôn giáo cũ” và đưa ra quan điểm, nhận định thiếu khách quan, xuyên tạc
chính sách, pháp luật tôn giáo của Việt Nam. Họ cho rằng: Việt Nam chưa tiếp cận
luật pháp quốc tế về “quyền con người”; chính quyền cơ sở gây khó khăn trong việc
chấp thuận đăng ký điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo,.. Mới đây, ngày 15/5/2023, Ủy
ban tự do Tôn giáo quốc tế Mỹ công bố Báo cáo thường niên về tình hình tôn giáo
thế giới năm 2022 đã tiếp tục kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại
danh sách “Các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo” (CPC). Như thường lệ, Ủy
ban này vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin
chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.
Đồng điệu với những nhận định thiếu khách quan
đó, các thế lực thù địch vẫn ngày đêm lợi dụng, xuyên tạc trắng trợn về chính
sách, pháp luật và tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Chúng móc nối số phần tử cơ
hội bất mãn chế độ và số chức sắc cực đoan trong các tôn giáo để kích động các
hoạt động tôn giáo thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước; tuyên truyền phủ nhận
các văn bản pháp luật về tôn giáo của Nhà nước ta; tâng bốc, ca ngợi “quyền” tự
do tôn giáo của các nước tư bản. Chúng tổ chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”,
soạn thảo và tán phát các tài liệu có nội dung bịa đặt để tuyên truyền, xuyên tạc
Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn
giáo”. Lợi dụng những vấn đề phức tạp trong xã hội, như: thu hồi đất đai, đền
bù, giải tỏa; vấn đề ô nhiễm môi trường,... để lôi kéo, kích động những người
nhẹ dạ, cả tin, đặc biệt là một bộ phận tín đồ “cuồng đạo” tham gia tuần hành
và khuếch tán các hoạt động chống phá trên mạng xã hội, v.v. Những hành động,
việc làm đó đã tác động xấu đến xã hội, gây chia rẽ nội bộ trong tổ chức tôn
giáo và gây mất đoàn kết tôn giáo…
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với nhiều
hình thức tôn giáo khác nhau, từ các hình thức tôn giáo sơ khai, đến các tôn
giáo của thời hiện đại, có tổ chức chặt chẽ. cùng tồn tại và bình đẳng với
nhau, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo, không phân biệt những tôn giáo
có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài hay những tôn giáo nội sinh. Cùng với sự đa dạng
về tôn giáo, tại Việt Nam còn có sự đa dạng các loại hình tổ chức tôn giáo. Ở
Việt Nam ngày nay, sự đồng thuận giữa các tôn giáo và Nhà nước được thể hiện rõ
ở khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết các tôn giáo, tạo nguồn
sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Đây là thực tiễn khách quan sinh động, phản bác luận điệu
cho rằng: ở Việt Nam “không có tự do tôn giáo”.
Thời gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục lợi
dụng vấn đề tôn giáo để chống phá với những thủ đoạn tinh vi và quyết liệt hơn.
Do vậy, việc chủ động đấu tranh, ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo chống phá Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược lâu dài và là trách
nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị; trong đó, cơ quan quản
lý Nhà nước về tôn giáo đóng vai trò nòng cốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét