Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

TỪ KẺ THÙ ĐẾN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN


        69 năm trước từ lúc thế và lực còn yếu, Việt Nam phải khăn gói lên đường sang Geneve (1954) và Paris (1973), để đàm phán yêu cầu các nước công nhận quyền dân tộc cơ bản, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong cả 2 lần đó, Đế Quốc Mỹ và một số nước lớn trong khu vực vì lợi ích của mình đã chi phối, hòa hoãn, thỏa hiệp với nhau trên xương máu của dân tộc Việt Nam.

        “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành độc lập tự do cho kỳ được” cả dân tộc Việt Nam đã đứng dậy, anh dũng, ngoan cường làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ 1954 và trận Điện Biên Phủ hiển hách trên không 1972. Sau 5 năm kiên trì đàm phán, trải qua 201 phiên công khai và 45 phiên không công khai, Việt Nam đã buộc Đế Quốc Mỹ khuất phục ký kết hiệp Paris. Chiến dịch Đại Thắng Mùa Xuân năm 1975, tên lính Mỹ cuối cùng nhục nhã cút khỏi Việt Nam, lá cờ Mỹ đã phải cuốn gói sau 10.000 ngày tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đẫm máu. Với tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, ngày 03/2/1994 Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố xoá bỏ hoàn toàn cấm vận với Việt Nam. Ngày 11/7/ 1995 Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.

        Gần 70 năm qua thế và lực đã thay đổi. Từ một nước khát khao, yêu chuộng hòa bình, Việt Nam phải lặn lộn sang các nước đàm phán tìm kiếm hòa bình bây giờ Việt Nam là nước có môi trường chính trị ổn định nhất thế giới, trở thành một đất nước hòa bình, là bạn, là đối tác tin cậy để các nước chọn làm nơi đàm đạo, kiến tạo hòa bình.

        Cái bắt tay thân tình của Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ Biden ngày 10/9/2023 là biểu tượng của sự hữu nghị, hợp tác mở ra một chương mới giữa 2 nước, đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển lên tầm cao mới có tầm chiến lược ổn định và lâu dài, phù hợp nguyện vọng và lợi ích của hai bên, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét