HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÁC PHONG CÔNG
TÁC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CHÍNH TRỊ.
ĐTM
007/2019
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập và tổ chức, giáo dục rèn luyện Quân
đội nhân dân Việt nam, Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng
Việt Nam, đã để lại một kho tàng vô giá về xây dựng Đảng, xây dựng đường lối
chính trị, đường lối quân sự, về tổ chức và chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân
dân, trong đó những quan điểm của người về đội ngũ cán bộ chính trị, về hoạt động
CTĐ,CTCT và tác phong công tác của người
cán bộ chính trị. Vì thế, việc nguyên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh về tác phong công tác của người cán bộ chính trị càng có ý nghĩa và
giá trị thực tiễn sâu sắc đối với đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện
nay, mà còn mãi về sau.
Tác phong công tác của người cán bộ chính trị có vai trò quyết định
đến chất lượng hoạt động CTĐ,CTCT, chất lượng xây dựng quân đội. Về vấn đề này
V.I.Lênin đã khảng định: “ở đâu mà công
tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính uỷ làm được chu đáo nhất,
thì ở đấy nói chung, trong số các chuyên gia quân sự ít thấy có khuynh hướng phản
bội hơn cả; ở đấy có rất ít cơ hội cho họ thực hiện ý định của họ; ở đấy không
hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ được trật tự tốt hơn, và
tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đấy thu được nhiều thắng lợi hơn”[1]. Hồ
Chí Minh chỉ rõ tác phong công tác của người cán bộ cách mạng có vai trò vô
cùng to lớn trong việc “động viên toàn thể
nhân dân hăng hái thực hiện chính sách đã định”[2]. Có tác
phong công tác tốt “mới huy động được
tinh thần tích cực và lực lượng to lớn cuả nhân dân trong việc thực hiện mục
đích chính trị, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ”[3].
Hồ Chí Minh cho rằng tác phong công tác của người cán bộ là thể hiện
nhân cách của chính họ, tư cách của chính họ. Tác phong công tác không chỉ bao
hàm nội dung phẩm chất bên trong tự mình của bản thân mỗi con người, mà nó còn
bao hàm cả thái độ, cách ứng sử của người đó với những người xung quanh ,với
công việc và khả năng hành động thực hiện các nhiệm vụ , cộng việc được giao.
Nó là sự đan xen, hoà quyện vào nhau một chặt chẽ những yêu tố thuộc về phẩm chất
và năng lực của người cán bộ. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát rất
cụ thể về “tư cách người cách mệnh”
trong các nội dung với mình với người, với công việc tác phong CTĐ,CTCT của người
cán bộ chính trị trong quân đội, chính là tác phong của Đảng, mang những đặc
tính của tác phong lãnh đạo của Đảng được vận dụng vào trong quân đội để xây dựng
quân đội, xây dựng đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức.
Chính vì vậy, tác phong công tác của người cán bộ chính trị còn mang những đặc
chưng riêng của hoạt động quân sự, của điều lệnh, điều lệ quân đội.
Trong lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc của dân tộc ta, trong những thời kỳ mà giai cấp phong kiến còn đóng vai
trò lịch sử tiến bộ các thế lực phong kiến ngoại bang xâm lược, nhiều tướng
lĩnh chỉ huy quân đội đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng, có tác phong gần
gũi, chan hoà, chăm lo đến binh sỹ động viên tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn
chiến thắng quân địch hung bạo và mạnh hơn rất nhiều lần. Vận dụng những nguyên
lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững tư tưởng của
V.I.Lênin, kế thừa những kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang,
xây dựng quân đội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Hồ Chí
Minh khảng định rõ trong thư “hội nghị chính trị viên” tháng ba năm 1948: “tư cách của người chính trị viên có ảnh hưởng
rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, là bộ đội ấy tốt”[4].
Người cán bộ chính trị là một bộ phận, một thành phần tất yếu của
quân đội cách mạng được bắt nguồn từ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với lực lượng
vũ trang cách mạng. Ngay từ những ngày đầu mầm mống, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “về mặt chính trị cấp nào cũng có một người
chính phái viên do đoàn thể cách mạng lựa chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người
ngoài đến làm”[5]. Đó
là “người của Đảng cộng sản” trong quân đội nhằm mục đích cao nhất là giữ bản
chất cách mạng của quân đội, người đảng viên cộng sản được Đảng giao nhiệm vụ
chuyên trách công tác tư tưởng, công tác tổ chức của Đảng trong quân đội; người
cán bộ chính trị phải là người tuyệt đối trung thành với mục tiêu lí tưởng của
Đảng, kiên định vững vàng về chính trị, tiêu biểu về đạo đức cách mạng.
Trong “cuốn sách của chính trị viên” do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ
đạo biên soạn nêu rõ: chính trị viên phải nắm chắc con đường chính trị của Đảng,
giác ngộ cách mạng sâu sắc, nhận thức cách mạng vững vàng, kinh nghiệm chính trị
rõ ràng, người cán bộ chính trị là người giương cao ngọn cờ chính trị, tư tưởng
của Đảng, quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, không ngừng giữ vững
và phát huy vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng của Đảng trong mọi lĩnh vực hoạt động
và đời sống của đơn vị. Đó chính là tiêu chuẩn, là phẩm chất và năng lực của
người cán bộ chính trị nhằm lãnh đạo đơn vị đi đúng con đường chính trị mà Đảng
đã vạch ra. Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ chiến sỹ quân đội nhân dân
trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Lòng trung thành với Đảng, với tổ
quốc, với nhân dân là thái độ trách nhiệm chính trị của người quân nhân cách mạng,
mà ở người cán bộ chính trị phải vững vàng kiên định và được biểu hiện rõ nhất.
Bác Hồ nói: “Riêng về các chú, chính trị
biểu hiện ra trong lúc đánh giặc”[6]. Thái độ
trách nhiệm chính trị đã được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành xuất sắc mọi
nhiện vụ chính trị của Đảng, của tổ quốc và nhân dân giao phó “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[7]. Lòng
trung thành với mục tiêu lí tưởng của Đảng còn được thể hiện trong mọi hoạt động
cụ thể hàng ngày của người cán bộ chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức
trách của mình, tận tuỵ trong công việc và lợi ích tập thể, tất cả vì tiến bộ,
thắng lợi thành công của đơn vị, của từng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Trong
cuộc vận động luyện quân lập công của quân đội ta đầu năm 1948, trong thư gửi hội
nghị chính trị viên, Bác Hồ viết: “chính
là một động lực to lớn trong cuộc vận động đó”[8], và người
cho rằng, người cán bộ chính trị phải thực sự là người tiêu biểu của động lực
chính trị to lớn đó.
Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ chính trị phải tiêu biểu về
lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường gan dạ trong chiến đấu để động viên, cổ vũ bộ
đội xông lên giết giặc lập công. Người rất quan tâm giáo dục đội ngũ cán bộ
chính trị rằng: “Các đồng chí cán bộ của
Đảng ở các cấp phải cố gắng tiến bộ hơn, để lãnh đạo bộ đội. Từ việc lớn đến việc
nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu mẫu. Giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ kỹ thuật, luyện
quân lập công, xung phong chiến trận,... Cán bộ đều phải làm gương. Như thế là
quân đội ta sẽ là một quân đội vô địch, và kháng chiến nhất định thành công”[9].
Người cán bộ chính trị là người tiêu biểu về đạo đức cách mạng, mà
theo Bác đạo đức cách mạng là: “nhận rõ
phải trái. Giữ vững lập trường. Tân trung với nước, tận hiếu với dân”[10],
quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Trong buổi nói chuyện tại
trường chính trị trung cấp quân đội, Bác Hồ đã phân tích về cần kiệm liêm chính
chí công vô tư và chỉ rõ: “cần kiệm liêm
chính của ta là đạo đức của người quân nhân cách mạng”[11] và người
yêu cầu mọi cán bộ chính trị “phải thực hiện đạo đức đó”
Người cán bộ chính trị là người cán bộ lãnh đạo, làm công tác lãnh
đạo. Theo Hồ Chí Minh, năng lực lãnh đạo của người chính trị phải toàn diện cả
về chính trị, quân sự, năng lực về tuyên truyền, tổ chức và xếp đặt kế hoạch hoạt
động, giải quyết kịp thời những việc cấp bách, sinh hoạt tinh thần, vật chất của
đội du kích, năng lực toàn diện đó giúp cho người “chính trị viên nhúng tay vào mọi việc để do đó mà dẫn dắt người khác”. Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ phải
đủ đức đủ tài “có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài
như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”[12]. Năng lực
của người cán bộ chính trị không chỉ bao hàm năng lực nhận thức và năng lực
hành động thể hiện trình độ trí tuệ cao và trình độ tổ chức thực tiễn giỏi. Hồ
Chí Minh yêu cầu: “người chính trị viên
phải có rất nhiều tư cách lãnh đạo, rất nhiều năng lực. Công việc chính trị
viên phức tạp chừng nào nào thì cân họ có đủ năng lực[13]”. Vì vậy,
người cán bộ chính trị phải là người hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin; nắm chắc
đường lối chính sách, quan điểm của Đảng; các nội dung nguyên tắc tiến hành
công tác Đảng công tác chính trị; “phải học
tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dậy bộ đội đánh giặc, học phương
pháp chỉ huy chiến đấu”[14], nắm
vững kỹ thuật.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, người cán bộ chính trị phải
thực sự mẫu mực về phong cách, tác phong công tác, lời nói phải đi đôi với việc
làm. Bởi vì, “người chính trị viên không phải là một ông quan suốt ngày ngồi
bàn giấy viết thông báo, chỉ thị”[15]
mà phải là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nội dung, trong nhiều
lĩnh vực với nhiều đối tượng khác nhau.
Người cán bộ chính trị với nội dung hoạt động
chủ yếu là hoạt động lãnh đạo
pháp công tác chủ yếu là giáo
dục, thuyết phục, thông qua hoạt động hàng ngày mà tác động xây dựng nhân cách
của từng con người, từng tập thể quân nhân, đảm bảo cho mõi quân nhân và tập thể
quân nhân giữ vững bản chất cách mạng, trung thành với mục tiêu lí tưởng của Đảng,
hăng hái thực hiện mọi nhiện vụ. Do đó,
phương tác phong hoạt động công tác Đảng công tác chính trị có ảnh hưởng rất
quan trọng đến bộ đội và tác đông rất lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng: “chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc”[16].
Làm kiểu mẫu với tư cách là người tiêu biểu, đại diện cho tinh thần và trí tuệ
của Đảng, cho nên người cán bộ chính trị phải là người nắm vững nguyên tắc, giữ
nghiêm kỷ luật; luôn luôn thận trọng, chặt chẽ nghiêm túc chính xác, công bằng,
vô tư, độ lượng,.. chu đáo; luôn luôn thực hiện dân chủ bàn bạc, coi trọng giáo
dục thuyết phục, cổ vũ lôi cuốn, nêu gương. Đồng thời người cũng thường xuyên
yêu cầu trong phương pháp tác phong của người cán bộ chính trị phải luôn luôn
thống nhất giữa lời nói với việc làm. Người nói: “chính tri viên lãnh đạo bằng lời nói chưa đủ, phải lãnh đạo bằng hành động
nữa. Mình chủ trương cho đội làm việc gì thì mình phải làm trước, làm đúng, hết
sức làm hơn ai hết. Từ những công việc nhỏ đến công việc to đều như thế, gặp
lúc gay go nguy hiểm chừng nào thì người lãnh đạo càng phải xông pha, bước trước
chừng ấy mới kéo người khác theo mình...”[17].
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên phải bằng chân lý
lẽ phải để giáo dục quần chúng. Người nói: “chúng
ta phải nghi tạc vào đầu cái trân lý này: dân rất tốt, lúc họ đã hiếu thì việc
gì, khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cung không sợ. Nhưng trước hết
phải tìm đủ mọi cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc ấy là vì lợi ích
cho họ mà phải làm”[18]. Với
phương pháp giáo dục này, người cán cán bộ chính trị phải phân tích vấn đề một
cách ngắn ngọn, súc tích, luận giải rõ ràng, chứng minh chặt chẽ; trình bày giản
dị, cụ thể để bộ đội ai ai cũng hiểu một cách sâu sắc và tự giác tin theo. Người
thường nhắc nhở cán bộ chính trị không được dựa vào quyền lực để bắt mọi người
phải phục tùng mà phải tuyệt đối tuân thủ “giáo
dục theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, giải thích thích thuyết phục, bàn bạc
chứ không gò bó...”. đây là phương pháp giáo dục giữa lý và tình, giáo dục
thuyết phục theo tinh thần hướng thiện, khêu gợi, thức tỉnh cái tốt, phát huy
tính tích cực trong mỗi con người phát triển, để lấn át cái xấu cái tiêu cực. Để
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng , sự tất thắng của cách mạng được vững chắc,
bên cạnh chỉ ra tính tất yếu của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đòi hỏi người
chính trị viên trong quân đội “phải thân
thiết như một người chị, công bình như một người anh, hết mình như một người bạn”
đối với bộ đội . Theo Bác, tác phong này có một sức mạnh to lớn, nó có sức cảm
hoá mạnh mẽ, thúc đẩy con người vươn lên cái tốt đẹp, “làm cho cái tốt năng nổ như hoa mùa xuân”, ngăn chặt thuyết phục
cái sấu, cái ác làm cho nó bị thu hẹp và mất hẳn. Đó là cái đích của giáo dục.
Theo Hồ Chí Minh trong hoạt động công tác Đảng
công tác chính trị người cán bộ chính trị trong quá trình tiến hành công tác Đảng,
công tác chính trị trong đơn vị mình phải luôn thể hiện tác phong quần chúng có
nghĩa là phải được biểu hiện ra từ ý thức, tinh thần tôn trọng, thương yêu bộ đội,
thương yêu con người, luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với đồng chí đồng
đội. Người chỉ rõ là chính trị viên phải “thương yêu đội viên như người chị ”,
“phải luôn luôn săn sóc đến đời sống vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, luyện tập,
công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài
trừ hủ hoá, phát triển văn hoá và đường lối chính trị trong bộ đội. Như vậy,
người chính trị viên phải quan tâm bao quát, sâu sát đến tất cả các mặt hoạt động
của đơn vị, đến đời sống vật chất tinh thần đến từng con người cụ thể, nắm chắc
tình hình mọi mặt, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bộ đội, để động viên dìu dắt,
giáo dục huấn luyện họ, tức là phải thường xuyên quan tâm chăm sóc tới đời sống
chiến sỹ.
Tác phong quần chúng của
người cán bộ chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ chính bản chất
và ý nghĩa từ sự tồn tại của Đảng cộng sản, từ chính mỗi liên hệ máu thịt với
nhân dân từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu, mục tiêu chiến đấu của quân
đội là vì tổ quốc vì nhân dân; xuất phát từ vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử, quần chúng là người làm ra lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, lực lượng
quyết định sự phát triển của lịch sử là quần chúng nhân dân nhân chứ không phải
cá nhân “ưu tú”, những vĩ nhân. Quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia chủ yếu
và là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Hồ Chí Minh khảng định: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”,
từ chính chính thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng hơn 70 qua của Đảng ta và
trong xây dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dậy “dễ vạn lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Mọi hoạt động của người cán
bộ chính trị phải luôn quán triệt quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dù là đại đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng,
hay Tiểu đoàn trưởng cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển trận
đánh, lúc ra trận việc đặt mìn phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm”,
“cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không
có quần chúng thì không làm gì được”.
Phải sâu sát nắm tâm tư nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. Hồ Chí
Minh căn dặn: người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người
chị, người bạn của đội viên, chưa làm được như vậy là chưa làm hết nhiệm vụ.
Cán bộ có thân đội viên như chân như tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột
thịt, cán bộ có coi đội viên như chân như tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu
như óc. Từ lời ăn, tiếng nói, niền vui nỗi buồn, quần áo nhất nhất phải biết rõ
và hết sức chăm nom có đồng can cộng khổ với binh sỹ thì khi khó khăn đến mấy họ
cũng xung phong đi đầu, dù có nguy hiểm đến mấy họ cũng vui lòng đi. Khi bảo
đánh họ sẽ vui lòng đánh. Sự quan tâm tình thương yêu đối với bộ đội là phải xuất phát từ chính tình cảm
chân chính của con người, từ ý thức được vai trò chân chính của người chiến sỹ.
Cán bộ chính trị là trung tâm đoàn kết trong nội bộ quân đội, đó là tình thương
yêu như ruột thịt, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi. Nếu thiếu sự gần gũi
lòng thương yêu, thiếu trách nhiệm thì người cán bộ chính sẽ dần tiến đến chỗ
xa dời chiến sỹ, sinh ra quan liêu mệnh lệnh, thậm chí quân phiệt, sẽ không còn
xứng đáng là người chị, người anh, người bạn của bộ đội.
Phải tin yêu tôn trọng bộ đội, phải kịp thời
giải quyết mọi vướng mắc của cán bộ chiến sỹ trong đơn vị. Tin yêu tôn trọng bộ
đội, lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của bộ đội là một
trong những nội dung yêu cầu tác phong công tác của người cán bộ chính trị. Niềm
tin yêu đó phải được dựa trên sự nhận thức sâu sắc về mục tiêu nhiệm vụ chiến đấu
chung, về khả năng to lớn của người chiến sỹ, kết hợp với tình cảm đồng chí đồng
đội, tình thương yêu đoàn kết gắn bó ruột thịt anh em, người cán bộ chính trị
phải hướng dẫn, dìu dắt chiến sỹ để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ với một
niềm tin và ý thức trách nhiệm cao. Do đó người dậy rằng không chỉ làm việc
hùng hục một mình mà phải chăm lo huấn luyện bộ đội về chính trị và về quân sự
“để anh em tim tưởng vững, chính trị vững, kỷ luật khá, thân thể khoẻ mạnh thì
nhất định thắng”;
Cần phải vừa giáo dục vừa học quần chúng chẳng những lãnh đạo quần
chúng mà còn phải học quần chúng. Là người cán bộ lãnh đạo nhưng Hồ Chí Minh
luôn yêu cầu cán bộ chính trị phải khiêm tốn, không ngừng học hỏi quần chúng,
nhân dân là ông thầy của chúng ta, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn,
ngay trong tác phẩm “sửa đổi lề lối làm
việc” Hồ Chí Minh chỉ rõ không chỉ học ở tuyên trường, học ở sách vở học ở
bạn bè và học ở nhân dân.
Tác phong dân chủ Là một tác một tác phong rất quan trọng đối với
người cán bộ lãnh đạo của Đảng được chính người thực hiện và dầy công xây dựng
đào tạo bồi dưỡng rèn luyện cho đội ngũ cán bộ Đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ
chủ trì các cấp, và đặc biết là đối với người cán bộ chính trị trong quân đội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh
hoạt Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ chính trị phải có tác phong tập thể
dân chủ, người vẫn thường nói: không một người nào có thể hiểu được mọi thứ,
làm hết mọi việc, ngay đến như anh hùng lãnh tụ cũng vậy: “Đem xo công việc của cả loài người trong thế giới, thì những người đại
anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bổn phận mà thôi”[19].
Người còn nhấn mạnh: “Dân chủ, sáng kiến
hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần
chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó
càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo”[20]. Vì trong
thực tế, vẫn tồn tại một số cán bộ kém dân chủ, kéo theo tác phong chủ quan,
quan liêu mệnh lệnh, xa dời bộ đội. Như vậy, tài trí của một người dù rằng đó
là người lãnh đạo cũng không thể bao quát hết được mà cái chính cái quan trong
nhất là phát huy và tổng hợp được trí tuệ của nhiều người, của tập thể. Trí tuệ
tập thể sẽ được nâng lên gấp bội bởi sự thông minh, kinh nghiệm của người cán bộ
lãnh đạo, thành sức mạnh mà không một cá nhân nào có được. Bác luôn nhắc nở
chúng ta: trước khi làm phải có thảo luận cho kỹ để chủ chương cho đúng và đặt
kế hoạch cho sát chính tác phong công tác tập thể dân chủ của người cán bộ
chính trị luôn tạo ra được một không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái
và đầy sáng tạo. Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc Hồ Chí Minh nhắc nhở người
cán bộ lãnh đạo, người cán bộ chính trị rằng: “người cán bộ lãnh đạo muốn rõ ưu khuyết điểm của mình, muốn biết công
tác của mình tốt hay sấu, không gì bằng khuyên cán bộ, mình mạnh dạn đề ra ý kiến
và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà
lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng. Nếu cán bộ không nói năng không ý kiến,
không phê bình, thậm trí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì
không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không giám nói, thế là mất dân chủ trong
Đảng. thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng ấm ức,
không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét chán nản”[21],.
trong hoạt động công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ cách mạng phải
xem xét hoàn cảnh kỹ càng” điều đó có nghĩa là làm việc cần phải đi sâu đi sát,
điều tra nguyên cứu, nắm việc nắm người, nắm chắc tình hình cụ thể. Trước khi
quyết định những vấn đề quan trọng cần phải thấu vấn đề, xem xét đối chiếu, so
sánh để lựa chọn cho chính xác. Vì quyết định sai sẽ gây tổn thất cho đơn vị,
cho quần chúng. Người nhắc nhở khi làm bất cứ việc gì cũng phải có mục đích rõ
ràng, chương thình kế hoạch đặt ra phải sát hợp, nếu không thì việc gì cũng muốn
làm, mà việc gì cũng không triệt để
Hồ Chí Minh yêu cầu bản thân người cán bộ Đảng viên phải có phẩm
chất năng lực, phải ra sức học tập lí luận, biết khơi dậy mở rộng, nhưng phải tổng
hợp khái quát mới sâu sát thực tế, không áp đặt.... đây là vấn đề có tính quy
luật, thực tiễn đã chững minh. Phải biết lắng nghe ý kiến, tôn trọng ý kiến
nguyện vọng của cán bộ chiến sỹ.
Người cán bộ chính trị làm việc cần phải có tác phong khoa học.
Đây là một trong các yếu tố để cho thực hiện công tác đạt hiệu quả cao, thiết
thực, cụ thể, sáng tạo. Tác phong khoa học của người cán bộ chính trị là một
trong những nội dung đòi hỏi từ chính bản chất cách mạng khoa học của công tác
đảng, công tác công tác chính trị, từ tổ chức biên chế hoạt động quân sự, từ đặc
điểm tác động của công tác đảng, công tác chính trị. Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ chính trị cần
phải có tác phong làm việc khoa học nghĩa là phải có kế hoạch, chương trình, phải
đi sâu đi sát, điều tra nguyên cứu, nắm việc nắm người, nắm chắc tình hình cụ
thể, trước khi quyết định những vấn đề quan trong, cần hiểu thấu vấn đề, xem
xét đối chiếu lựa chọn cho chính xác. Vì quyết định sai sẽ gây tổn thất cho đơn
vị, cho bộ đội.
Người nhắc nhở khi làm bất cứ việc gì thì cũng phải có mục đích rõ
ràng, chương trình kế hoạch đặt ra phải sát hợp, nếu không việc gì cũng muốn
làm, mà việc gì cũng không triệt để. Người cho rằng kế hoạch một thì biện pháp
phải mười, quyết tâm phải hai mươi, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì phải thì phải
tổ chức thi hành cho đúng” nếu chương trình kế hoạch có hay đến mấy, nhưng tổ
chức thi hành không đúng, thiếu biện pháp thích hợp, bản thân lại thiếu quyết
tâm hoặc không bám quyết tâm của bộ đội thì mọi chương trình kế hoạch không trở
thành hiện thực. Hồ Chí Minh cho rằng người cán bộ chính trị phải thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp dưới, người còn lưu ý rằng:
“Hiện nay, nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh
điện, gửi chỉ thị sau đó họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hiện
đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay
không. Họ quên mất kiểm tra. đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà đầy túi quần
thông cáo, đầy túi áo chỉ thị mà công việc vẫn không chạy”.
Người đòi hỏi người cán bộ chính trị cần phải
có tác phong cụ thể tỉ mỉ đã là “lãnh đạo
phải cụ thể; phải kịp thời thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình”,
“phải chân đi mắt thấy tai nghe, miệng
nói tay làm, óc nghĩ. Phải hết sứ cẩn thận, mà nhanh nhẹn kịp thời làm đến nơi
đến chốn”, cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể. Vì vậy, những người cán bộ
mà làm cho có chuyện, làm lấy rồi, làm ít báo cáo nhiều... thì Người coi là những
người rối trá với Đảng, có tội với Đảng.
Theo Hồ Chí Minh tác phong khoa học ở người cán bộ chính trị còn
phải là “sau mỗi việc cần phải rút kinh nghiệm”, những kinh nghiệm này được tổng
kết, được phổ biến, nhân rộng để cho mỗi cán bộ đảng viên mỗi đơn vị sẽ học được
những kinh nghiệm hay, tránh được những điều dở, áp dụng những công việc cũ vào
những công việc mới.
Theo Hồ Chí Minh người cán bộ chính trị nhất thiết phải có tác
phong cần kiệm liêm chính, phải thực hiện nghiêm túc về cần kiệm liêm chính, vì
đó là sự kế thừa và phát huy tác phong truyền thống đạo lí của dân tộc. Do đó,
người cán bộ chính trị cần phải rèn luyện để tác phong cần kiệm liêm chính ăn
sâu vào tiềm thức, ứng sử, và hành động của mình. Người cán bộ chính trị phải
thấm nhuần đạo đức cách mạng và truyền thông của dân tộc. Theo Hồ Chí Minh: “đạo đức cách mạng là nhân, nghĩa trí dũng
liêm. Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chì đồng đội,.. Nghĩa
là ngay thẳng, không tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng
... Trí vì không có việc tư túi nó làm cho mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,
sáng suốt. Dễ hiểu lí luận.Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xem việc...
Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm... Liêm là không tham địa vị.
Không tham tiền tài, v.v.[22] .
Chỉ có như vậy mới phá bỏ “mảnh đất” nẩy sinh thói sâu, xoá bỏ nguồn gốc nảy
sinh tồn tại hiện thoái hoá biến chất, chấn chỉnh, thúc đẩy được hành vi làm việc,
nâng cao chất lượng công việc của bộ đội.
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh tác phong công tác không thể
tách dời phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động của người
cán bộ. Chính phẩm chất năng lực quyết định đến phương pháp tác phong công tác.
không thể có cán bộ có phẩm chất năng lực hạn chế lại có tác phong công tác
đúng đắn được. Công tác của người cán bộ chính trị thực chất là công tác đối với
con người xây dựng những con người và những tập thể mạnh, trong quân đội cách mạng
với hoạt động của mình có tính nếu gương, luôn phải là một tấm gương sáng cho bộ
đội học tập, nên tác phong công tác của người cán bộ chính trị có vai trò đặc
biệt quan trọng đến chất lượng chính trị bộ đội. Vì vậy, mỗi cán bộ chính trị
trong quân đội cần ra sức phấn đấu, tự giác tu dưỡng và rèn luyện, không ngừng
nâng cao phẩm chất, năng lực phương pháp tác phong công tác để “xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân”[23], là
người chị người anh thân thiết của bộ đội như Bác Hồ đã căn dặn.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh luôn quan
tâm thường xuyên quan tâm chăm lo đến giáo dục rèn luyện phong công tác của người
cán bộ chính trị trong quân đội. Vì vậy, mọi cán bộ chính trị cần phải phấn đấu
tự giác tu dưỡng rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất năng lực, tác phong
công tác.
Suốt chặng đường dài tổ chức ra quân đội đến lúc đi xa, người luôn
ân cần chỉ bảo, dậy dỗ, hướng dẫn đội ngũ cán bộ trong làm việc và chính cuộc đời
của Bác là một bắng chứng sinh động về tác phong công tác đúng đắn. Với phẩm chất
sáng ngời và trí thiên tài, Hồ Chí Minh đa giác ngộ cả dân tộc đứng lên làm
cách mạng, đấu tranh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, trong
suốt cuộc đời hoạt động đấu tranh cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã nêu một tấm
gương mẫu mực về sông chiến đấu lao động và học tập với phong thái ung dung tự
tại, Hồ Chí Minh đến với mọi người một cách tự nhiên, bình dị tác phong đó có sức
cuốn hút kỳ lạ làm cho quần chúng nhân dân đến người không một chút e ngại,
cũng bình di tự nhiên như họ vẫn sống hàng ngày, tác phong quần chúng làm cho
lãnh tụ, quần chúng hoà nhịp vào nhâu rong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Từ đó mọi
người có thể nói hết những suy nghĩ trăn trở của mình, còn người thì lắng nghe
để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sông xung quanh. Trong công tác lãnh đạo
của mình Hồ Chí Minh hết sức chú ý thực hiện và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng
cũng như đối với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ của mọi người.
Như vậy, bằng chính tác phong của người, Hồ Chí Minh đã tạo ra một
tấm gương sáng, đầy sức thuyết phục, giáo dục cho mọi cán bộ chiến sỹ noi theo,
những tư tưởng quan điểm của người về tác phong công tác của người cán bộ chính
trị trong quân đội nhân dân Việt Nam đa trở thành tiêu chuẩn , mực thước cho lớp
lớp cán bộ chính trị trong quân đội.
Thực hiện lời chỉ dẫn của người các thế hệ cán bộ chính trị luôn
ra sức học tập rèn luyện, có đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh, trưởng thành, chiến
đấu chiến thắng của quân đội ta.
Xứng đáng với lời dậy của Hồ Chí Minh trong suốt 60 năm qua đặc biệt
trong cuộc đáu tranh chông hai kẻ thù để giành lại độc lập dân tộc thông nhất tổ
quốc, đội ngũ cán bộ chính trị thực sự đã trưởng thành “thành linh hồn của quân
đội” có bản lĩnh chính trị vững vàng là tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm,
vì tinh thần xả thân quyên mình vì sự nghiệp cách mạng. Tuyệt đại đa số cán bộ
chính trị đã xây dựng cho mình uy tín về mặt tinh thần, đã thực sự phát huy được
vai trò lãnh đạo, giáo dục và đoàn kết tổ chức mọi quân nhân hành động theo yêu
cầu của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét