Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nhận diện thông tin xấu độc và ngăn chặn hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử là rất quan trọng.
Môi trường mạng có khái niệm khá rộng, nhưng tựu chung lại nó là một tập hợp những người được kết nối với nhau bằng một tập hợp các mối quan hệ, ví dụ như tình bạn, cộng sự hay trao đổi thông tin,... Nói cách khác, mạng xã hội là hệ thống của những mối quan hệ giữa con người trên nền tảng internet.
Theo thống kê của Trung tâm Số liệu internet quốc tế (Internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%; đứng thứ 6 khu vực châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Trung bình mỗi ngày người Việt Nam lên mạng hơn 5 giờ (đối với người dùng máy tính) và gần 3 giờ (đối với người dùng điện thoại); thời gian sử dụng mạng xã hội bằng nhiều hình thức với thời gian trung bình hơn 3 giờ.
Tính hai mặt của mạng xã hội
Những giá trị tích cực: Ngày nay, internet và mạng xã hội đã trở nên phổ biến, mang lại nhiều giá trị tích cực cho công chúng và xã hội. Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Chủ nhiệm khoa Báo chí Truyền thông (Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN), mạng xã hội là một trong những cách tốt nhất để giới thiệu bản thân đến tất cả mọi người, bày tỏ cảm xúc của bản thân, chia sẻ quan điểm cá nhân, gắn kết cộng đồng giúp thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và vượt qua những áp lực và stress trong cuộc sống, tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của mình, gặp gỡ và giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới. Là kho thông tin phong phú giúp cho cá nhân dần cải thiện kỹ năng sống và trau dồi kiến thức và là kênh giải trí hữu hiệu.
Bên cạnh đó, mạng xã hội là một môi trường kinh doanh lí tưởng, đầy tiềm năng, giúp người sử dụng bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty, doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nó không chỉ có hiệu ứng tích cực thúc đẩy đối với giáo dục đào tạo, mà còn tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, mà nổi bật nhất trong các lĩnh vực “marketing và quảng cáo”, “quản trị tri thức”, “vốn xã hội”, “quản trị mối quan hệ”, “thương mại điện tử”… Sức mạnh của mạng xã hội trong việc gia tăng bán hàng, là giảm chi phí marketing và tiếp cận khách hàng trực tiếp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 92% người tiêu dùng tin cậy vào việc giới thiệu từ người mình biết hơn các nguồn khác và mạng xã hội đang “xóa bỏ khâu trung gian” của các mối quan hệ thương mại và thúc đẩy các kiểu kinh doanh truyền thống trực tiếp trên mạng.
Đồng thời mạng xã hội là kênh chuyển tải thông tin nhanh chóng, cập nhật tin tức, kiến thức cho công chúng, là nguồn tin phong phú, đầu tiên và đa chiều, là nơi chia sẻ thông tin rộng rãi giúp nhà báo có nhiều cơ hội để khai thác thông tin thuận lợi. Nhiều vụ việc xuất phát từ mạng xã hội, trở thành nguồn tin của nhiều tác phẩm báo chí gây tiếng vang, có tác động lớn đến công chúng. “Sự cạnh tranh của mạng xã hội với báo chí truyền thống, khiến báo chí phải cải thiện chất lượng và tốc độ đưa tin. Công chúng tự do bình luận, đóng góp ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cộng với tốc độ lan truyền nhanh chóng, giúp mạng xã hội trở thành diễn đàn chia sẻ của hàng triệu người, vô hình chung, khiến mạng xã hội trở thành diễn đàn thể hiện chức năng phản biện xã hội, đôi khi còn hiệu quả hơn kênh báo chí chính thống” - PGS.TS Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Mặt trái của mạng xã hội: Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc (được qui định tại khoản 1, điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP). Theo Đại tá, Ths. Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự cho biết, thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; Khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm của cá nhân mình về người khác, nói xấu, công kích, miệt thị, người khác, thậm chí đưa thông tin sai lệch để vùi dập. Thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút…Bên cạnh đó có thông tin sai trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực...
Tác hại của những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ là đối tượng thường xuyên tiếp cận với mạng xã hội.
Những giá trị tích cực: Ngày nay, internet và mạng xã hội đã trở nên phổ biến, mang lại nhiều giá trị tích cực cho công chúng và xã hội. Theo PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Chủ nhiệm khoa Báo chí Truyền thông (Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN), mạng xã hội là một trong những cách tốt nhất để giới thiệu bản thân đến tất cả mọi người, bày tỏ cảm xúc của bản thân, chia sẻ quan điểm cá nhân, gắn kết cộng đồng giúp thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và vượt qua những áp lực và stress trong cuộc sống, tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của mình, gặp gỡ và giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới. Là kho thông tin phong phú giúp cho cá nhân dần cải thiện kỹ năng sống và trau dồi kiến thức và là kênh giải trí hữu hiệu.
Bên cạnh đó, mạng xã hội là một môi trường kinh doanh lí tưởng, đầy tiềm năng, giúp người sử dụng bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty, doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nó không chỉ có hiệu ứng tích cực thúc đẩy đối với giáo dục đào tạo, mà còn tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, mà nổi bật nhất trong các lĩnh vực “marketing và quảng cáo”, “quản trị tri thức”, “vốn xã hội”, “quản trị mối quan hệ”, “thương mại điện tử”… Sức mạnh của mạng xã hội trong việc gia tăng bán hàng, là giảm chi phí marketing và tiếp cận khách hàng trực tiếp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 92% người tiêu dùng tin cậy vào việc giới thiệu từ người mình biết hơn các nguồn khác và mạng xã hội đang “xóa bỏ khâu trung gian” của các mối quan hệ thương mại và thúc đẩy các kiểu kinh doanh truyền thống trực tiếp trên mạng.
Đồng thời mạng xã hội là kênh chuyển tải thông tin nhanh chóng, cập nhật tin tức, kiến thức cho công chúng, là nguồn tin phong phú, đầu tiên và đa chiều, là nơi chia sẻ thông tin rộng rãi giúp nhà báo có nhiều cơ hội để khai thác thông tin thuận lợi. Nhiều vụ việc xuất phát từ mạng xã hội, trở thành nguồn tin của nhiều tác phẩm báo chí gây tiếng vang, có tác động lớn đến công chúng. “Sự cạnh tranh của mạng xã hội với báo chí truyền thống, khiến báo chí phải cải thiện chất lượng và tốc độ đưa tin. Công chúng tự do bình luận, đóng góp ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cộng với tốc độ lan truyền nhanh chóng, giúp mạng xã hội trở thành diễn đàn chia sẻ của hàng triệu người, vô hình chung, khiến mạng xã hội trở thành diễn đàn thể hiện chức năng phản biện xã hội, đôi khi còn hiệu quả hơn kênh báo chí chính thống” - PGS.TS Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh.
Mặt trái của mạng xã hội: Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc (được qui định tại khoản 1, điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP). Theo Đại tá, Ths. Nguyễn Đức Thắng - Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự cho biết, thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; Khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm của cá nhân mình về người khác, nói xấu, công kích, miệt thị, người khác, thậm chí đưa thông tin sai lệch để vùi dập. Thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút…Bên cạnh đó có thông tin sai trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực...
Tác hại của những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ là đối tượng thường xuyên tiếp cận với mạng xã hội.
Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi người dân tham gia mạng xã hội, nhận biết tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội; đồng thời các cơ quan, ban ngành, đơn vị, địa phương cần tiếp tục chủ động, kịp thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện cho người dân. Qua đó, trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội./. (St)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét