Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

TÔN GIÁO PHẢI CHĂNG DO LỰC LƯỢNG "SIÊU NHIÊN", "THẦN BÍ" SINH RA





         Gần đây, thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, trong lợi dụng dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng: Tôn giáo là do lực lượng “siêu nhiên”, “thần bí” sinh ra, nhằm kích thích tâm lý sùng đạo, mê tín, dị đoan, lối sống mông muội tin tưởng tuyệt đối vào thần thánh, ma quỷ của nhân dân, góp phần chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Như chúng ta đã biết, tôn giáo là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người, tuy chức năng là đền bù hư ảo và thế giới quan “lộn ngược”, phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người làm hạn chế tính chủ động trong khám phá tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người, nhưng giáo lý của tôn giáo còn nhiều điều phù hợp với đạo đức, lối sống “chân, thiên, mỹ” mà loài người đang hướng tới. Cho nên tôn giáo vẫn là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong tiến trình phát triển của xã hội loài người nói chung và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta nói riêng.
Tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội hiện thực, chứ không phải do lực lượng “siêu tự nhiên”, hay lực lượng “thần bí” sinh ra. Tôn giáo được hình thành từ 3 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên, kinh tế- xã hội; nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.
Về nguồn gốc tự nhiên, kinh tế- xã hội, trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã từng sống một thời gian dài không có tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng khi kinh tế hái lượm, săn bắt cùng với cuộc sống mông muội, hoang dã làm cho con người trong xã hội nguyên thủy rất gần gũi, gắn bó với tự nhiên. Song thiên nhiên bao quanh họ chứa đầy những huyền bí và thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ, mà họ không thể nào lý giải và khắc phục được. Và thế là họ đã khoác lên tự nhiên một sức mạnh thần thánh. Lê nin đã khái quát: “…sự bất lực của con người dã man trong cuộc sống đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”. Khi quốc gia dân tộc, có sự phân chia giai cấp, trong lòng xã hội bị phân hóa. Xã hội có kẻ giàu người nghèo, có sự áp bức bóc lột, trong xã hội có sự bất công, có sự đau khổ, sự cùng cực, con người hoài nghi về số phận, muốn tìm đến tôn giáo, cần một đấng siêu nhiên cứu rỗi, che trở.
Về nguồn gốc nhận thức, từ thời kỳ nguyên thủy mông muội đến các giai đoạn lịch sử, nhận thức của con người còn hạn chế đối với sự bí ẩn của tự nhiên, xã hội, và chính bản thân con người, cho dù khoa học kỹ thuật của con người ngày càng hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều điều của tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người chưa nhận biết được.
Mặt khác nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan- đó là quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn…Lê nin nói “ Nhận thức con người không phải là một đường thẳng, mà là một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng tròn xoắn ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa (chuyển hóa một cách phiến diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thẳng này ( nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến chủ nghĩa thầy tu”.
Về nguồn gốc tâm lý của tôn giáo, Sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sợ hãi trước những bí ẩn của thiên nhiên, sợ hãi trước những lực lượng thống trị xã hội, sợ hãi trước bệnh tật, tâm lý buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn, và sợ hãi trước cái chết…đều là những nguồn gốc tâm lý để nảy sinh ra tôn giáo. Mặt khác tôn giáo được sinh ra cũng là để thỏa mãn khát vọng bất tử của con người, sợ hãi trước cái chết, con người tưởng tượng và hy vọng chết sẽ là chuyển sự sống sang một thế giới khác, thế giới của các thánh thần và thiên đường. Tôn giáo cũng là sự thay thế thế giới hiện thực bằng một thế giới mong ước. Con người đã gắn những ước vọng của mình cho thượng đế, vậy nên tôn giáo còn là kết quả của một xúc cảm khát khao, hy vọng.
Mặt khác, không chỉ là cơ sở cho sự ra đời của tôn giáo, dân tộc, quốc gia, hay nói chung là mảnh đất hiện thực của xã hội loài người, cũng là nơi dung dưỡng, cung cấp những chất liệu làm giàu đời sống tôn giáo. Bằng chứng là, ở một quốc gia cổ đại, khi sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội vô cùng khắc nghiệt, Ấn Độ đã sản sinh ra Phật giáo, một tôn giáo phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một thế giới bình đẳng giữa những con người. Ở khu vực Trung cận Đông, khi những người nô lệ thất bại trong cuộc khởi nghĩa do Spacrtacus lãnh đạo, khát vọng thực tại về một sự nhân từ, một sự cứu rỗi, một sự bác ái đã làm hình thành một đạo thế giới là đạo Kitô…
Như vậy từ ba nguồn gốc sinh ra tôn giáo, có thể khẳng định rằng, tôn giáo do hiện thực xã hội sinh ra, mà cụ thể là do mỗi quốc gia, dân tộc sinh ra.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên khẳng định rằng, quan điểm của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng tôn giáo do lực lượng “siêu nhiên”, “thần bí” sinh ra là hoàn toàn sai trái, không đúng với nguồn gốc ra đời của tôn giáo./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét