“Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động của chúng ta có thể là một công tác tuyên truyền”. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Tuyên truyền”, đăng Báo Nhân dân, số 273, ngày 25 tháng 11 năm 1954, với bút danh “C.B”.
Công tác tuyên truyền là một bộ phận của công tác tư tưởng, có
vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác
xây dựng Đảng, nhằm phổ biến, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng, các sự kiện thời sự lớn của đất
nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Qua công tác tuyên truyền, góp phần
xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng sống, nhận thức chính trị,
niềm tin, tình cảm cách mạng, hướng dẫn hành động, phát huy vai trò làm chủ,
tính tích cực, tự giác, sáng tạo, động viên, cổ vũ, khích lệ cán bộ, đảng viên
và quần chúng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mỗi
thời kỳ cách mạng… Đồng thời, công tác tuyên truyền còn là công cụ sắc bén
trong đấu tranh, phản bác có hiệu quả trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, chống phá
cách mạng Việt Nam và tham gia phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, tiêu
cực nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đặc biệt là trước thềm Đại
Hội XIII của Đảng ta.
Công tác tuyên truyền là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân; trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên giữ vai trò nòng cốt; song điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên
truyền là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng
trong sáng; luôn nói, viết, làm đúng chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm quy chế, quy định về cung cấp thông
tin, phát ngôn; tiêu biểu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực
công tác thì công tác tuyên truyền mới đạt được mục đích, yêu cầu đúng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm
gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
bắt chước”.
Thấm nhuần, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, công tác
tuyên truyền của Đảng trong Quân đội ta thường xuyên được cấp ủy, tổ chức đảng,
chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân
đội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, với nhiều hình
thức, phương pháp, cách làm sáng tạo, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng
niềm tin, niềm vinh dự, tự hào về truyền thống “quyết chiến, quyết
thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, về danh hiệu cao
quý “Bộ đội Cụ Hồ” và phát huy cao độ bản lĩnh chính trị
kiên định, vững vàng, ý thức, trách nhiệm, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo to
lớn của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét