Quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước
của trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân có ý nghĩa
quyết định. Ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về
việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền,
thể hiện quyết tâm xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực thật hiệu quả trong
công tác cán bộ. Lần đầu tiên các hành vi chạy chức, chạy quyền gắn liền với
công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ, và gắn trách nhiệm với các chế tài xử lý cụ
thể đối với những sai phạm trong công tác cán bộ. Quy định này được ban hành
với kỳ vọng rất lớn, nhằm khắc phục sự tha hóa, tham nhũng quyền lực, tiêu cực trong
công tác cán bộ trong thời gian qua. Để thực hiện quyết liệt hơn việc kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ trong thời gian tới, góp phần xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng phức
tạp, cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
Một
là, thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tổ chức, kiểm tra, người đứng
đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị về thực thi quyền lực và kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ,
coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng.
Hai
là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
về công tác cán bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát trách nhiệm người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền quyết định và người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác
cán bộ.
Ba
là, ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động nắm tình
hình, phát hiện và tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có
dấu hiệu vi phạm, kể cả cấp ủy viên cùng cấp, người đứng đầu trong thực hiện
quy chế làm việc của cấp ủy, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác cán bộ; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác
cán bộ; xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh tổ chức
đảng, đảng viên vi phạm trong công tác cán bộ.
Bốn
là, tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong công tác
cán bộ, nhất là thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch về tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, tuyển dụng, quy
hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc dân chủ trong
tất cả các khâu, các bước của công tác cán bộ, phải cung cấp đầy đủ thông tin
và biết lắng nghe ý kiến của cấp ủy cấp dưới, của các cấp, các ngành liên quan,
của quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi
cán bộ sinh sống. Quy định rõ tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý
các cơ quan trong hệ thống chính trị bảo đảm tính định lượng cụ thể, tạo sự rõ
ràng, khách quan, qua đó có cơ sở giám sát, kiểm tra đầy đủ, chính xác.
Năm
là, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác
cán bộ phải liêm chính, trung thực, vững vàng, có trách nhiệm và tâm huyết, có
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu, nắm vững chủ trương, đường lối, quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; không nao núng và bị
cám dỗ trước lợi ích hoặc các “nhóm lợi ích” muốn chi phối trong công tác cán
bộ.
Sáu
là, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có “vùng
cấm” đối với các sai phạm trong công tác cán bộ, nhất là việc lợi dụng quyền
lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ. Nếu lạm quyền,
lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đều phải được
kiểm tra, thanh tra, điều tra, xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh theo kỷ
luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công
tác. “Cùng với xử lý nghiêm sai phạm phải kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ
luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm: “Có vào, có ra, có lên,
có xuống”.
Trong
thời gian tới, để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
cần: (1) Lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp
luật, quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm soát quyền lực để
không thể tham nhũng, tiêu cực; (2) Lãnh đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất
là xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu
cực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét