Qua tổng kết 10 năm thực hiện phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, Đảng ta đã nhận thấy những hạn chế, yếu kém trong xây
dựng, thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng đã chỉ rõ: “Chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp
và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp”. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra: “Cơ
chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ; hiệu
lực, hiệu quả chưa cao”. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm
vụ: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất
là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống
nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền”; “Thiết lập cơ
chế giám sát và kiểm soát quyền lực hiệu quả”. Nghị quyết Trung ương 4, Trung
ương 6 khóa XII cũng tiếp tục yêu cầu: “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực
chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ,
công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra,
giám sát việc thực hiện”. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng đã đề ra giải pháp: “Tăng cường công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong
hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”.
Tại
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị
quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó yêu cầu hoàn thiện cơ
chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Những nguyên tắc quan trọng về kiểm soát quyền lực tiếp tục được khẳng định và
làm sâu sắc thêm: “Bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực bên trong mỗi cơ
quan và giữa các cơ quan nhà nước, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp
chính quyền địa phương và giữa các cơ quan trong cùng một cấp chính quyền”;
“Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc
bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao
trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm
và xử lý. Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt
động của Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức”. Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng
yêu cầu phải: “Hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà
nước; “Nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng
chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực để
phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong công tác xây dựng pháp luật và
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”.
Để
thực hiện quan điểm, chủ trương trên mỗi cán bộ, đảng viên tự nhận thấy việc
trau dồi đạo đức cách mạng là trách nhiệm của bản thân đối với Đảng, phải tự
giác tu dưỡng, rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong
các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn
hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ
cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện, tu
dưỡng suốt đời góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh như Hồ
Chủ tịch hằng mong ước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét