Vấn đề
quân nhân vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước là một hiện tượng xã hội
tiêu cực, gắn với từng con người cụ thể và trong những điều kiện hoàn cảnh cụ
thể. Vì vậy, việc nhận diện các nguyên nhân của tình trạng này cũng hết sức phức
tạp và cần phải tiếp cận, xem xét nó đầy đủ trên một số phương diện sau: Thứ nhất,
dưới góc độ kinh tế - xã hội Mỗi quân nhân là một thực thể sống, hoạt động
trong môi trường xã hội, nên họ thường xuyên bị chi phối ảnh hưởng trực tiếp của
điều kiện kinh tế - xã hội. Trước hết, cần khẳng định rằng những thành công do
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hơn 35 năm qua đang tác động tích cực đến
tâm lý, nhận thức và hành vi, lối sống của mỗi quân nhân. Tuy nhiên, trước sự
tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay,
đòi hỏi mỗi quân nhân và gia đình quân nhân trong quân đội cũng phải nỗ lực đấu
tranh, vượt qua chính bản thân mình để điều chỉnh lối sống, cách sống cho thích
nghi với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trước hàng loạt các vấn đề đặt ra
như: lợi ích cá nhân với mục tiêu, lý tưởng phấn đấu; vấn đề phân hóa giàu
nghèo; vấn đề phân tầng trong xã hội; vấn đề hi sinh, cống hiến và hưởng thụ; sự
thay đổi một số thang giá trị về đạo đức xã hội…, đã và đang tác động mạnh mẽ,
đòi hỏi mỗi quân nhân phải nỗ lực tự đấu tranh để vượt qua. Trong khi đó, sự
chuẩn bị của tổ chức cũng như mỗi quân nhân để có thể hòa nhập và thích nghi với
điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội chưa được thường xuyên và chu đáo; hơn nữa,
một số chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, chiến sĩ của Đảng, Nhà nước
và quân đội có mặt chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Điều này dẫn đến sự
thay đổi về hành vi, lối sống của quân nhân.
Thứ
hai, dưới góc độ tâm lý xã hội Hiện nay, một số thang giá trị và cách nhìn nhận,
đánh giá trong xã hội về các vấn đề như: tiêu chí cuộc sống, sự thành đạt, quan
niệm về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình, quan hệ vợ chồng, cha con, anh
em, đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới..., bên cạnh những giá trị tích cực,
mặt tiêu cực của các vấn đề này cũng đã và đang ảnh hưởng, chi phối trực tiếp đến
tâm tư, tình cảm, tâm lý, lối sống, cách sống và lý tưởng phấn đấu của mỗi quân
nhân. Đặc biệt, tâm lý ngại hi sinh cống hiến, thích hưởng thụ, tâm lý muốn làm
giàu bằng mọi giá đang tồn tại trong một bộ phận quân nhân. Những biến thiên
thay đổi trong các mối quan hệ nhiều chiều, đa dạng, phức tạp về mặt tâm lý xã
hội cũng đã tạo ra nhiều xung đột và sức ép mạnh mẽ, tác động tiêu cực đến đời
sống tâm lý của mỗi quân nhân và tập thể quân nhân, nhất là những quân nhân trẻ
tuổi đời, ít tuổi quân, trình độ nhận thức còn hạn chế, bản lĩnh chính trị thiếu
vững vàng, trước những xung trấn tâm lý họ thường thiếu bình tĩnh để xử trí,
chưa biết cách điều hòa tâm lý, dẫn đến có những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn.
Thứ
ba, dưới góc độ công tác tư tưởng Những vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của
quân nhân thời gian vừa qua phần nhiều đều do sự bế tắc, cùng quẫn hoặc những
áp lực quá tải về tư tưởng, tinh thần mà không được giải tỏa, giải quyết thỏa
đáng dẫn đến hành động tiêu cực như tự tử, tự sát để mong thoát khỏi sự căng thẳng,
bế tắc về tư tưởng, tinh thần. Trong khi đó, công tác tư tưởng ở một số cơ
quan, đơn vị, nhất là cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, yếu kém; năng lực bám nắm,
quản lý, dự báo và định hướng tư tưởng cho bộ đội cũng như xử lý các tình huống
tư tưởng của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở còn nhiều
hạn chế. Ngày nay, trước sự tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư,
nhất là công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tư tưởng của
quân nhân. Song, cán bộ không quản lý được tình hình tư tưởng đơn vị, không nắm
được diễn biến tư tưởng quân nhân. Một bộ phận cán bộ do quan liêu, hách dịch,
hoặc do thiếu kinh nghiệm nên hay “chụp mũ”, nâng quan điểm, “bé xé ra to” trước
những nhận thức, việc làm chưa đúng đắn, chưa thật chuẩn mực của bộ đội; thậm
chí, có cán bộ thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống đã làm giảm lòng tin của bộ
đội, làm cho bộ đội e ngại, tự ti, mặc cảm không dám và không muốn bộc lộ tâm tư,
tình cảm, tư tưởng với cán bộ.
Thứ
tư, dưới góc độ công tác phổ biến giáo dục pháp luật Trong điều kiện đổi mới, hội
nhập quốc tế hiện nay, công tác soạn thảo ban hành văn bản pháp luật, cũng như
việc tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào cuộc sống đang diễn ra với tốc độ hết
sức nhanh chóng. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
cho bộ đội còn chậm đổi mới, hoặc đổi mới còn chưa theo kịp với sự phát triển của
tình hình. Các hình thức giáo dục pháp luật ở một số đơn vị còn khô khan, đơn
điệu, cứng nhắc, chủ yếu thực hiện thông qua hoạt động giáo dục chính trị; việc
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tuy có làm nhưng mang nặng tính hình
thức, hiệu quả đưa pháp luật vào cuộc sống của bộ đội rất hạn chế. Cá biệt, một
bộ phận cán bộ do chưa nắm chắc kiến thức pháp luật nên việc vận dụng vào thực
thi chức trách, nhiệm vụ quản lý, chỉ huy, giáo dục rèn luyện; định hướng, hướng
dẫn hành động đúng, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của bộ đội
rất hạn chế, thậm chí còn nhiều sai sót. Thực tế đó, dẫn tới kiến thức về pháp
luật của bộ đội còn rất thiếu và yếu, nên nhiều trường hợp quân nhân vô tình
tham gia kinh doanh, hoặc cho vay nặng lãi, huy động vốn kinh doanh trái pháp
luật..., dẫn đến vi phạm pháp luật.
Thứ
năm, dưới góc độ công tác chỉ huy, quản lý, rèn luyện bộ đội Mọi hoạt động của
đơn vị và của mỗi quân nhân đều phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy các
cấp, nhất là chỉ huy trực tiếp. Công tác quản lý, rèn luyện của người chỉ huy đối
với bộ đội diễn ra 24/24 giờ, thậm chí cả ngày nghỉ, giờ nghỉ. Vì vậy, nếu công
tác quản lý, rèn luyện bộ đội của người chỉ huy các cấp thực sự chặt chẽ,
nghiêm túc thì tình trạng vi phạm kỷ luật nói chung và vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng cũng ít có cơ hội xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế công tác chỉ huy, quản
lý, rèn luyện bộ đội của một số người chỉ huy, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất
cập. Tình trạng vừa lỏng lẻo vừa cứng nhắc trong quản lý, duy trì điều lệnh, thực
hiện chế độ, nền nếp, quy định, nhất là các quy định trong giờ nghỉ, ngày nghỉ
diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, tình trạng chạy theo thành tích, báo cáo thiếu
trung thực, giấu giếm khuyết điểm, dẫn tới bao che, xử lý nương nhẹ các vụ vi
phạm kỷ luật của bộ đội diễn ra khá phổ biến. Ngoài những nguyên nhân cơ bản
trên, còn nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp
luật Nhà nước, như: nguyên nhân thuộc về tâm, sinh lý, sức khỏe, gia đình, địa
phương; hoặc từ công tác tuyển gọi th anh niên nhập ngũ..., không thể xem nhẹ.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa