Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đồng thời là nhiệm vụ và trách nhiệm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng Đảng, xây dựng xã hội trong sạch, vững mạnh, ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” với nhiều nội dung quan trọng. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng xác định: Thay đổi toàn diện về cơ cấu kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách nhiều thành phần kinh tế, thực hiện lưu thông hàng hoá tự do, mở rộng hợp tác và đầu tư quốc tế. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta lần đầu tiên xác định: Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đến nay chính thức
xác định nền kinh tế nước ta là tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng
thời mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những
nội dung thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội
chính trị xuyên tạc, phê phán, bóp méo. Các thế lực thù địch cho rằng: không có
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ trương gắn kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không có cơ sở; kinh tế thị trường và
định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; Việt
Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường méo mó, không giống ai.
Chúng ta biết rằng mặc dù kinh tế thị trường vốn dĩ là nền kinh
tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham
gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn
định. Theo Adam Smith, với lí thuyết “bàn tay vô hình" thì nền kinh tế thị
trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu
như không có sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên ngày nay nền kinh tế thị
trường hiện đại của các nước tư bản phát triển trên thế giới đều là nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, vừa có điều tiết bởi “bàn tay vô hình”,
vừa có điều tiết bởi “bàn tay hữu hình”.Các quốc gia phát triển nền kinh tế thị
trường đều có sự định hướng quản lý của nhà nước. Kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước ở các nước trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau, mà có
nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào mức độ can thiệp và nội dung định hướng
can thiệp của nhà nước.
Hơn nữa kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại,
dù do quốc gia nào xây dựng trước đó cũng là giá trị của nhân loại, không phải
là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Đây là khái niệm mới và là mô hình mới, cách thức mới sự lựa
chọn cần có trong xây dựng kinh tế cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước Việt Nam.
Mô hình này là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh
tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc
và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Các quy luật của kinh tế thị trường và định
hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đối lập nhau, loại trừ nhau. Trong nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước vận dụng quy luật giá trị thông
qua việc tạo khung khổ pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và điều kiện thuận lợi cho quy luật giá trị vận động để phát huy mặt tích cực,
đồng thời hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực.
Thực tiễn gần 40 năm đổi mới, phát triển nền kinh tế, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước xây dựng được
cơ đồ vững chắc, có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế to lớn như ngày nay.
Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới;
chất lượng tăng trưởng được cải thiện, là điểm sáng trên toàn cầu trong việc
thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây là một quốc gia bước ra từ trong chiến
tranh, dựng xây đất nước từ sự quyết tâm của mỗi người dân. Việt Nam trên bản
đồ thế giới là quốc gia có thể chế chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt,
văn hóa, giáo dục, đạo đức, môi trường, quan hệ quốc tế tốt là minh chứng
thuyết phục, tự nó đanh thép phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái,
thù địch về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét