BẢO ĐẢM AN NINH QUỐC GIA
CỦA ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ MỚI
An ninh quốc gia là vấn đề đặc biệt hệ trọng, then chốt của quốc gia. Công tác bảo đảm an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên, được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị sơ kết phong
trào thi đua đặc biệt “Công an nhân dân - Lá chắn thép phòng, chống dịch
COVID-19, thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” của Bộ Công
an_Nguồn: TTXVN
Những nguy cơ đe dọa an
ninh quốc gia
Trong những năm gần đây,
tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cục diện
thế giới có sự biến động mạnh mẽ, các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cũng ngày
càng đa dạng, như sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các thế lực thù
địch luôn tìm cách đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; những thách thức an ninh phi
truyền thống mang tính toàn cầu…
Trong bối cảnh đó, Đảng ta
luôn chủ động nhận định, đánh giá tình hình, bổ sung, phát triển nhận thức tư
duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với sự tồn vong của
Đảng, của chế độ, đồng thời với an ninh quốc gia, bao gồm: “Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất
phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên
trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu
không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo
thưc hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch” (1).
Từ đó đến nay, qua các kỳ
đại hội, Đảng ta đều thẳng thắn đánh giá các nguy cơ này vẫn tồn tại, đồng thời
xuất hiện nhiều nguy cơ mới, bao gồm các nguy cơ do tác động từ bên ngoài và
các nguy cơ nảy sinh từ bên trong. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Bốn nguy cơ mà
Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế
lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội
ngày càng tăng… Bảo vệ chủ quyền biển đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn
định”(2).
Ngày nay, các mối đe dọa về
an ninh phi truyền thống gia tăng, với quy mô, tính chất, mức độ ngày càng
nghiêm trọng, tác động đến lợi ích, an toàn, an ninh quốc gia Việt Nam. Tại Đại
hội XI, lần đầu tiên, Đảng ta chỉ ra các nguy cơ, thách thức phi truyền thống
đan xen với các nguy cơ, thách thức truyền thống. Theo đó, “những căng thẳng,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị,
can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh
phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền
tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường… còn tiếp tục gia tăng” (3). Đến Đại hội XIII, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Những vấn
đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, bệnh dịch, an
ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,… tiếp tục diễn biến phức tạp”(4) đặt ra nhiều thách thức lớn chưa từng có cho phát
triển bền vững. Những thách thức an ninh phi truyền thống này có thể xuất hiện
bất cứ lúc nào, bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ngày càng đa dạng,
phức tạp, tác động sâu rộng. Nếu không chủ động và tích cực phòng ngừa, ứng phó
thì khi phát sinh dễ tạo ra những hậu quả khó lường đối với an ninh quốc gia.
Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với
vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, nhất là tội phạm công
nghệ cao, đe dọa thông tin, an ninh mạng. Điều này càng trở nên phức tạp khi
chúng ta chưa chủ động về công nghệ, còn lệ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ
xuyên biên giới, tiềm ẩn nguy cơ gây mất chủ quyền an ninh thông tin. Nhu cầu
đầu tư vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao có thể dẫn đến cuộc chạy
đua vũ trang nguy hiểm, đe dọa an ninh các quốc gia.
Trên cơ sở phân tích, dự
báo bối cảnh mới và các vấn đề đặt ra với an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh
quốc gia hiện nay, bảo đảm các vấn đề mang tính nguyên tắc, Đảng ta đưa ra
những quan điểm đổi mới về bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước trong thời kỳ
mới, phù hợp với diễn biến của bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước; tham
khảo các quan điểm về an ninh quốc gia trên thế giới, vận dụng sáng tạo vào
hoàn cảnh cụ thể của đất nước ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển. Đó là,
giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự
quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao
nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhất là vai trò của nhân dân; giữ nước
phải giữ từ thời bình, giữ nước phải giữ từ khi nước chưa lâm nguy; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng
chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân, làm nòng cốt cho
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của sự kết hợp hai
nhiệm vụ chiến lược, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc là phát huy được sức
mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; quốc phòng với an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn
hoá, xã hội và đối ngoại để giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã
hội, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 chỉ rõ nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của
Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an
toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động
của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường
xuyên của toàn dân và của Nhà nước” (5).
Đại hội XIII của Đảng xác
định vị trí của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong mối tương quan với các
nhiệm vụ chiến lược khác: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng
Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc
phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” (6). Như vậy, nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh trở thành
một trong bốn nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Trong bối cảnh, tình hình
mới, an ninh quốc gia đứng trước những nguy cơ, thách thức mới rất phức tạp,
đòi hỏi phải có chiến lược mới với tầm nhìn, hệ thống giải pháp dài hạn, chủ
động để giữ vững an ninh quốc gia trong mọi tình huống. Đại hội XIII của Đảng
nhận định, vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng
hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống,
mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống. An ninh quốc gia bao
gồm: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh biên giới,
biển, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh xã hội, an
ninh thông tin, an ninh cơ sở dữ liệu, an ninh mạng, an ninh doanh nghiệp, an
ninh tài chính - tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân
cư, an ninh dân số, an ninh môi trường, an ninh con người... Tại Đại hội XIII,
vấn đề “an ninh con người” được chú trọng, đề cao và được đề cập trong nhiều
nội dung của Văn kiện Đại hội, điều này cũng phản ánh quan điểm lấy người dân
làm trung tâm của Đảng ta.
Phương thức bảo đảm an ninh
quốc gia trong tình hình mới
Trải qua hơn 35 năm thực
hiện đường lối đổi mới, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia đã đạt được những
thành tựu to lớn. An ninh trên các lĩnh vực, các địa bàn được giữ vững; trật
tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tạo môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ công
cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó là
kết quả phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, với vai trò nòng cốt của lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Trong mỗi giai đoạn phát triển, tùy thuộc vào từng điều kiện, bối cảnh những
thuận lợi, thách thức về an ninh, Đảng ta đề ra những chiến lược, kế sách phù
hợp bảo vệ an ninh quốc gia vững chắc.
“Đại hội XIII của Đảng diễn
ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen,
nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu
vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức toàn cầu
về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của
tiến bộ khoa học và công nghệ đang tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới” (7). Để bảo vệ vững
chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới, cần tập trung thực hiện một số
phương thức và giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, xác định “chủ động phòng ngừa” là chính.
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền
thống. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch. Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng
đầu trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực
diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo, để bảo đảm các mục tiêu phát triển, Đại
hội XIII của Đảng xác định phương hướng: “Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn
sàng các phương án bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình
huống” (8). Điều này thể hiện tư duy trong bảo vệ an ninh quốc
gia là luôn giữ vững thế chủ động chiến lược trong mọi tình huống, trong mọi
hoàn cảnh. Tinh thần an ninh chủ động còn được thể hiện rõ nét ở việc mở rộng
phạm vi, không gian bảo vệ an ninh quốc gia, chú trọng giải quyết cả các vấn đề
về an ninh phi truyền thống: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí
hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh” (9) …
Thắm tình quân dân_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn
Thứ hai, chú trọng xây dựng lực lượng bảo vệ an
ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Văn kiện Đại hội XIII
nêu rõ: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến
thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” (10). Xây
dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, hiện đại, hữu
dụng.
Thứ ba, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng
dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng, củng cố
vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp
chặt chẽ, có hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng,
an ninh và ngược lại. Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa phương, vùng, địa bàn chiến lược và
trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể (11). Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao
tinh thần độc lập, tự chủ, chủ động tích cực, hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực. Xét về phương diện
bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã
hội, đối ngoại là cơ sở, tiền đề, là phương thức để bảo vệ vững chắc an ninh
quốc gia và bảo đảm an ninh quốc gia là điều kiện quan trọng để xây dựng, phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các phương thức đấu tranh bảo
vệ an ninh quốc gia cần được sử dụng một cách tổng hợp, linh hoạt, mềm dẻo, đặt
trong mối quan hệ và sự tương tác lẫn nhau để huy động sức mạnh tổng hợp và vai
trò của mọi lĩnh vực, mọi lực lượng để bảo vệ Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét