Có lẽ, không có dân tộc nào trên thế giới này thấu hiểu sự mất mát, đau thương trong chiến tranh bằng dân tộc Việt Nam, lịch sử từ ngàn xưa dân tộc đã chứng kiến tất cả các triều đại phong kiến ở phương Bắc đều đã đem quân sang xâm lược, đô hộ hoặc khiêu khích gây mất ổn định đối với nước ta. Đến cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh nhất thế giới như: thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ. Trải qua những thăng trầm với nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, Nhân dân ta thấu hiểu giá trị của hòa bình và mong muốn mọi dân tộc trên thế giới đều được hưởng hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trải qua quá trình đầy gian nan, thử thách, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình và nhận được sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, đây là sự kiện quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thể hiện quyết tâm hội nhập của Đảng, Nhà nước ta, đóng góp vào nền hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội của nhân loại.
Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) là hoạt động rất quan trọng trong đối ngoại quốc phòng và là một bộ phận của đối ngoại quốc gia. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã kiên quyết, kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân lên đầu; nguyện trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, thể hiện tinh thần đoàn kết, thủy chung, nghĩa tình với bạn bè quốc tế. Chính truyền thống ấy đã giúp QĐND Việt Nam thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế cao cả với đất nước Campuchia, giúp đỡ dân tộc Lào và các nước anh em, nối rộng vòng tay với tất cả các nước trên thế giới.
Tham gia GGHB LHQ là một trong những minh chứng để cam kết thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Hiện nay, “Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng với hơn 100 quốc gia, bao gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và các cường quốc trên thế giới”(1), với nhiều lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Thực tế, từ năm 1996, nước ta đã có những đóng góp cho Quỹ Gìn giữ hòa bình của LHQ, thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Năm 2005, Quân đội đã có chủ trương cử các cán bộ tham gia các đoàn liên ngành để nghiên cứu mô hình và cơ chế hoạt động GGHB, đặc biệt là cử những sĩ quan tham gia các khoa đào tạo về hoạt động GGHB ở trong nước và ở nước ngoài, để chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng tham gia hoạt động GGHB LHQ. Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm và cam kết chính trị của nước ta với LHQ, Bộ Chính trị đã thông qua Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ tại cuộc họp ngày 23/11/2012, và để cụ thể hóa chủ trương của Đảng; ngày 05/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án QĐND Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo, đây là những chủ trương quan trọng để Bộ Quốc phòng quyết tâm triển khai thực hiện. Ngày 27 tháng 5 năm 2014, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (nay là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam), với chức năng là “Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy lực lượng quân đội tham gia GGHB LHQ”
Từ năm 2014 đến nay, QĐND Việt Nam đã cử hơn 500 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia GGHB LHQ, bao gồm 04 lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, 01 đội công binh làm nhiệm vụ tại Nam Sudan và các sĩ quan làm việc tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và tại Trụ sở LHQ. Tham gia GGHB LHQ là một bước tiến của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện vai trò, trách nhiệm của một thành viên LHQ. Việt Nam đã 02 lần được bầu và trúng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2008 -2009 và nhiệm kỳ 2020 - 2021) với số phiếu ủng hộ rất cao; qua đó góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn sẵn sàng đóng góp vì hoà bình và sự phát triển của LHQ. Với hành trang vững chắc là lý tưởng cách mạng, những người “Bộ đội cụ Hồ” đã lên đường đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc giao phó; mặc cho những khó khăn và thách thức ở phía trước, những người lính “Bộ đội cụ Hồ” luôn sẵn sàng vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Hiện nay, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của QĐND Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh tại Bentiu - Nam Sudan, hoạt động rất hiệu quả, qua đó khẳng định được trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, là chỗ dựa uy tín về chăm sóc sức khỏe cho Phái bộ LHQ tại địa bàn. Đội Công binh số 1 đang làm nhiệm vụ tại khu vực Abyei (khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan). Năm 2022, Việt Nam cử Đội công binh số 1 với 184 thành viên tham gia lực lượng GGHB LHQ làm nhiệm vụ tại khu vực tranh chấp này, đây là lần đầu tiên Bộ đội Công binh được cử đi làm nhiệm vụ tại Châu Phi, rất xa nước ta; bước đầu có rất nhiều khó khăn, phức tạp, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ do Chỉ huy Phái bộ giao Đội công binh còn phải tập trung củng cố doanh trại, bảo đảm nơi ăn ở, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực đóng quân. Quá trình thực hiện nhiệm vụ Đội Công binh số 1 của QĐND Việt Nam đã được Chỉ huy Phái bộ và các cơ quan chức năng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, nhất là sự cần cù, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao. Những kết quả đạt được hôm nay làm cơ sở để Bộ đội Công binh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao tại Phái bộ GGHB, xứng đáng với truyền thống “Mở đường thắng lợi” của Bộ đội Công binh Việt Nam Anh hùng.
Hình ảnh những quân nhân “Mũ nồi xanh” Việt Nam tại các Phái bộ GGHB, bằng sự nhiệt tình, năng lực chuyên môn và gần gũi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và nước sở tại. Ngoài việc khám chữa bệnh, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, tái thiết trong khu vực, bộ đội ta còn tăng gia sản xuất, trồng rau, chăn nuôi, giúp đỡ người dân bản địa làm nông nghiệp, tặng đồ dùng học tập và dạy học cho các em nhỏ đã làm sâu sắc hơn nữa hình ảnh bộ đội Việt Nam. Đặc biệt tháng 2 năm 2023, lực lượng Công an và Quân đội của Việt Nam lần đầu tiên được điều động sang Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nhân đạo và tham gia cứu trợ thiên tai do thảm họa động đất. Qua đó thể hiện đạo lý nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn của dân tộc ta, thể hiện trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời cũng khẳng định năng lực và tinh thần trách nhiệm của QĐND Việt Nam trong hội nhập, hợp tác quốc phòng.
Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) là hoạt động rất quan trọng trong đối ngoại quốc phòng và là một bộ phận của đối ngoại quốc gia. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã kiên quyết, kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân lên đầu; nguyện trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, thể hiện tinh thần đoàn kết, thủy chung, nghĩa tình với bạn bè quốc tế. Chính truyền thống ấy đã giúp QĐND Việt Nam thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế cao cả với đất nước Campuchia, giúp đỡ dân tộc Lào và các nước anh em, nối rộng vòng tay với tất cả các nước trên thế giới.
Tham gia GGHB LHQ là một trong những minh chứng để cam kết thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Hiện nay, “Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng với hơn 100 quốc gia, bao gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và các cường quốc trên thế giới”(1), với nhiều lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Thực tế, từ năm 1996, nước ta đã có những đóng góp cho Quỹ Gìn giữ hòa bình của LHQ, thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Năm 2005, Quân đội đã có chủ trương cử các cán bộ tham gia các đoàn liên ngành để nghiên cứu mô hình và cơ chế hoạt động GGHB, đặc biệt là cử những sĩ quan tham gia các khoa đào tạo về hoạt động GGHB ở trong nước và ở nước ngoài, để chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng tham gia hoạt động GGHB LHQ. Xuất phát từ vai trò, trách nhiệm và cam kết chính trị của nước ta với LHQ, Bộ Chính trị đã thông qua Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ tại cuộc họp ngày 23/11/2012, và để cụ thể hóa chủ trương của Đảng; ngày 05/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án QĐND Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo, đây là những chủ trương quan trọng để Bộ Quốc phòng quyết tâm triển khai thực hiện. Ngày 27 tháng 5 năm 2014, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (nay là Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam), với chức năng là “Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy lực lượng quân đội tham gia GGHB LHQ”
Từ năm 2014 đến nay, QĐND Việt Nam đã cử hơn 500 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia GGHB LHQ, bao gồm 04 lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, 01 đội công binh làm nhiệm vụ tại Nam Sudan và các sĩ quan làm việc tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và tại Trụ sở LHQ. Tham gia GGHB LHQ là một bước tiến của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện vai trò, trách nhiệm của một thành viên LHQ. Việt Nam đã 02 lần được bầu và trúng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kỳ 2008 -2009 và nhiệm kỳ 2020 - 2021) với số phiếu ủng hộ rất cao; qua đó góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn sẵn sàng đóng góp vì hoà bình và sự phát triển của LHQ. Với hành trang vững chắc là lý tưởng cách mạng, những người “Bộ đội cụ Hồ” đã lên đường đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc giao phó; mặc cho những khó khăn và thách thức ở phía trước, những người lính “Bộ đội cụ Hồ” luôn sẵn sàng vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Hiện nay, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của QĐND Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh tại Bentiu - Nam Sudan, hoạt động rất hiệu quả, qua đó khẳng định được trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, là chỗ dựa uy tín về chăm sóc sức khỏe cho Phái bộ LHQ tại địa bàn. Đội Công binh số 1 đang làm nhiệm vụ tại khu vực Abyei (khu vực tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan). Năm 2022, Việt Nam cử Đội công binh số 1 với 184 thành viên tham gia lực lượng GGHB LHQ làm nhiệm vụ tại khu vực tranh chấp này, đây là lần đầu tiên Bộ đội Công binh được cử đi làm nhiệm vụ tại Châu Phi, rất xa nước ta; bước đầu có rất nhiều khó khăn, phức tạp, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ do Chỉ huy Phái bộ giao Đội công binh còn phải tập trung củng cố doanh trại, bảo đảm nơi ăn ở, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực đóng quân. Quá trình thực hiện nhiệm vụ Đội Công binh số 1 của QĐND Việt Nam đã được Chỉ huy Phái bộ và các cơ quan chức năng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, nhất là sự cần cù, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao. Những kết quả đạt được hôm nay làm cơ sở để Bộ đội Công binh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao tại Phái bộ GGHB, xứng đáng với truyền thống “Mở đường thắng lợi” của Bộ đội Công binh Việt Nam Anh hùng.
Hình ảnh những quân nhân “Mũ nồi xanh” Việt Nam tại các Phái bộ GGHB, bằng sự nhiệt tình, năng lực chuyên môn và gần gũi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế và nước sở tại. Ngoài việc khám chữa bệnh, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, tái thiết trong khu vực, bộ đội ta còn tăng gia sản xuất, trồng rau, chăn nuôi, giúp đỡ người dân bản địa làm nông nghiệp, tặng đồ dùng học tập và dạy học cho các em nhỏ đã làm sâu sắc hơn nữa hình ảnh bộ đội Việt Nam. Đặc biệt tháng 2 năm 2023, lực lượng Công an và Quân đội của Việt Nam lần đầu tiên được điều động sang Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nhân đạo và tham gia cứu trợ thiên tai do thảm họa động đất. Qua đó thể hiện đạo lý nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn của dân tộc ta, thể hiện trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời cũng khẳng định năng lực và tinh thần trách nhiệm của QĐND Việt Nam trong hội nhập, hợp tác quốc phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét