Chống tự suy thoái theo chỉ dẫn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, do đó, để tập hợp được lực lượng, vận động được quần chúng; được quần
chúng tin tưởng, sẵn sàng tham gia và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng thì người
đảng viên, người cán bộ lãnh đạo phải nêu gương. Muốn thu hút, lôi kéo, động
viên được quần chúng theo mình, người lãnh đạo không chỉ đi tiên phong, mà còn
là người nêu gương cho những người đi theo. Người nhấn mạnh: “Một tấm gương
sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, muốn cho quần
chúng nghe lời mình, làm theo mình thì người đảng viên từ việc làm, lời nói cho
đến cách ăn ở phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu.
Vậy nên, để thực hiện trách nhiệm nêu gương, trong công tác xây
dựng Đảng, các tổ chức đảng, bí thư cấp ủy cần xác định rõ trọng tâm, trọng
điểm, kiên trì, kiên quyết với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, có
tư duy đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tích cực
mở rộng dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm túc, có nền nếp
chế độ sinh hoạt đảng. Phải có chương trình, kế hoạch thực hiện đường lối, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng,
gương mẫu trong đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí;
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tiếp tục cụ thể
hóa các quy định về trách nhiệm nêu gương thành các tiêu chí cụ thể ở từng cơ
quan, đơn vị để thực hiện, kiểm tra, đánh giá và giám sát, tạo sự chuyển biến
rõ nét trong thực hiện trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV. Thực tiễn cho thấy, ở
nơi nào, người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện tốt tự giác
nêu gương, chủ động, tích cực phối hợp công tác vì công việc chung, ở nơi đó
nội bộ đoàn kết, không khí dân chủ, sức mạnh của tập thể trong thực hiện nhiệm
vụ chính trị là hợp lực từ tinh thần trách nhiệm, sức mạnh của mỗi thành viên.
Đối với mỗi CB, ĐV phải nghiêm túc học tập, quán triệt đầy đủ các
chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng về nêu gương. Sự nêu gương của CB, ĐV
phải toàn diện về mọi mặt, nêu gương về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong
công tác, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; nêu gương về quan hệ
với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, người thân, gia đình… nêu gương từ
việc lớn đến việc nhỏ, thể hiện trong những việc làm cụ thể. Để thực hiện tốt
trách nhiệm nêu gương, vấn đề cốt lõi hàng đầu là CB, ĐV phải thường xuyên tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, phải nghiêm khắc với mình, luôn tự nhìn
nhận, xem xét, đánh giá bản thân một cách nghiêm túc theo chuẩn mực đạo đức Hồ
Chí Minh là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, rút ra những bài học cần
thiết trong công tác và trong cuộc sống, thấy được cái tốt, cái đúng để phát
huy, nhất là thấy được những tồn tại, hạn chế khuyết điểm để tự đề ra biện pháp
khắc phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét