Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cho thấy không phải mọi lúc, mọi nơi, sự kết hợp này được bảo đảm. Vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện nhằm kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong những năm tới trên thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường. Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, xuất hiện những vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Thực hiện biện pháp này đòi hỏi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự coi công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm; thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên.

Đồng thời, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về tổ chức, cán bộ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố xét xử tham nhũng, lãng phí. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước; thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước củng cố lòng tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện để giải quyết tận gốc tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xóa đói, giảm nghèo, giảm dần sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền; góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tăng cường hơn nữa sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nước ta; tạo tiền đề và điều kiện cơ bản để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, củng cố lòng tin của Nhân dân vào sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế thị trường; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao vai trò của kinh tế tập thể để kinh tế nhà nước giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN có tác động hai mặt đến việc củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước. Về tác động tích cực:

Trước hết, phải thường xuyên quán triệt, nhận thức đầy đủ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI); Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 287/QĐ-TTg, ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần thường xuyên giữ vững mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng các địa phương với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận định, đánh giá tình hình; đề ra chủ trương, biện pháp đồng bộ, chủ động xử lý đúng đắn, kịp thời tình huống quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Về kinh tế, phải tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng; đây là tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn Vùng và từng địa phương. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phải dựa trên sức mạnh tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị và vận động toàn dân tham gia. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, có kiến thức về kinh tế, chính trị, pháp luật và quốc phòng, an ninh; có trình độ tổ chức kỷ luật, nền nếp tác phong chính quy cao. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác toàn diện, sâu rộng với các cơ quan, lực lượng chức năng của nước bạn Campuchia, nhằm tạo điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là, chú trọng tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Trọng tâm là tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) bảo đảm chặt chẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ thúc đẩy phát triển các địa phương trong vùng mà còn góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu liên kết vùng, thúc đẩy các vùng kinh tế trong cả nước phát triển bền vững. Quá trình triển khai Nghị quyết quan trọng này, căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, các địa phương cần tiếp tục khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn mới; chú trọng xây dựng kế hoạch hành động, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương để đạt được mục tiêu, tạo ra bước chuyển biến mới có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong toàn Vùng.

Thứ ba, KTTT phát triển khơi thông các tiềm lực kinh tế, tác động đến việc tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội và công an cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất, kinh tế phát triển, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và gia đình họ sẽ được cải thiện và nâng cao, là cơ sở để nâng cao năng lực thể chất và trí tuệ mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Về tinh thần, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân, trong đó có gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang được cải thiện, giúp cán bộ, chiến sĩ yên tâm phục vụ quân đội, công an; đồng thời, tạo cơ hội để họ tập trung vào công tác huấn luyện, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, đủ kiến thức và kỹ năng làm chủ các phương tiện, vũ khí, khí tài hiện đại, nâng cao sự sẵn sàng, khả năng chiến đấu và chiến thắng.

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét