Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN

     Niềm tin của nhân dân với Đảng là cội nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm tới việc giữ vững niềm tin chính trị của nhân dân, bởi như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XII: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”(1). Để tiếp tục củng cố và nhân lên sức mạnh của niềm tin chính trị của nhân dân, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để mỗi cấp ủy và tổ chức đảng quán triệt và phấn đấu thực hiện.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử và quyết định sự phát triển của lịch sử. Vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của nhân dân vào thực tiễn Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của “lòng dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Người, Đảng xác định chủ trương, mở ra đường lối lãnh đạo cách mạng, nhưng chính nhân dân và chỉ có nhân dân mới là người hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng mà Đảng đề ra. Sẽ không bao giờ có lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng, nếu không có nhân dân. Theo Người, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cách mạng là sự đồng sức, đồng lòng của toàn dân, là sự đoàn kết “muôn người như một” dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, theo Người: “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc”(1). Người khẳng định: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”(2).

Thực tế lịch sử chứng minh “lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của đất nước nói chung và sức mạnh quốc phòng nói riêng. Đối với mỗi chế độ xã hội, “lòng dân” là khái niệm chỉ trạng thái tinh thần, niềm tin, sự đồng lòng của người dân với chế độ xã hội và giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Đây là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến sức mạnh, sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi triều đại, quốc gia, dân tộc. Sức mạnh “lòng dân” chính là sức mạnh của dân tộc. Lòng dân yên ổn thì đất nước vững vàng, phát triển. “Thế trận lòng dân” được hiểu là tinh thần yêu nước, tình đoàn kết gắn bó, khát vọng độc lập tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc được hội tụ, kết tinh, nhân lên tạo thành nền tảng chính trị vững chắc, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sẵn sàng huy động nhằm thực hiện các mục tiêu của cách mạng. “Thế trận lòng dân” là loại hình thế trận đặc biệt, không thể hiện ra bằng hình hài cụ thể như thế trận quân sự, quốc phòng mà được thể hiện bằng sức mạnh nội sinh của quốc gia, dân tộc theo từng cấp độ khác nhau. “Lòng dân” và “thế trận lòng dân” là hai mặt của một vấn đề có mối quan hệ biện chứng. “Lòng dân” luôn tồn tại khách quan nhưng “lòng dân” có được quy tụ trở thành sức mạnh tổng hợp hay không còn tùy thuộc vào nỗ lực chủ quan của con người. Điều này đòi hỏi giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội, trực tiếp là lực lượng chính trị đại diện phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để định hướng, tập hợp, quy tụ “lòng dân” về một mối. Chỉ có như vậy “lòng dân” mới hội tụ trở thành sức mạnh tổng hợp của quốc gia, dân tộc. Thực chất đó chính là vai trò của lực lượng nắm quyền lãnh đạo xã hội trong việc chuyển hóa “lòng dân” thành “thế trận lòng dân”. Khi được xây dựng vững chắc “thế trận lòng dân” sẽ tác động trở lại làm cho “lòng dân” phát triển hài hòa, đúng định hướng.

Trước tình hình trên, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chậm được củng cố, tăng cường, có mặt còn giảm sút và phát sinh những vấn đề phức tạp mới. Thực hiện giải pháp này đòi hỏi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự coi công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm; thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về tổ chức, cán bộ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng, lãng phí.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện để giải quyết tận gốc tình trạng nghèo làn, lạc hậu, xóa đói, giảm nghèo, giảm dần sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền; góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tăng cường hơn nữa sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nước ta; tạo tiền đề và điều kiện cơ bản để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, củng cố lòng tin của nhân dân vào sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Niềm tin chính trị của nhân dân là sự tin tưởng, kỳ vọng vào đảng phái chính trị nhất định, cụ thể là vào chủ trương, đường lối của đảng chính trị, truyền thống và những giá trị của đảng chính trị cũng như uy tín của lãnh tụ đảng đó. Niềm tin đó từ phía quần chúng nhân dân được hình thành qua đời sống chính trị của đất nước, qua hoạt động thực tiễn của chính đảng trong nỗ lực để bảo đảm rằng niềm tin đó sẽ được đền đáp. Vì thế, niềm tin chính trị được hình thành phải trải qua sự thử thách lâu dài, mà những kết quả thực tế trong hoạt động chính trị sẽ là sự bảo đảm cho uy tín chính trị của đảng, để khẳng định rằng niềm tin chính trị của quần chúng nhân dân dành cho đảng có vững chắc hay không.                                                   N.T.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét