Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nhìn chung rất ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh chung của kinh tế thế giới, nhất là nhìn trong dài hạn. Việt Nam cần phải tích cực tận dụng những cơ hội mới về thị trường, về đầu tư, tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
ADB
dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn cao nhất Đông Nam Á
Về
tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác
động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19, xung
đột Nga-Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm
chế lạm phát và hướng tới tài chính công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng
và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu; sự suy giảm mạnh thị trường bất động sản,
giá năng lượng cao... Sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn
chế hơn về thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và
thanh toán quốc tế có thể làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa, cản trở sự
hợp tác đa phương trong việc cung cấp hàng hóa.
Theo
cập nhật mới nhất trong tháng 9-2023 của đa số các tổ chức quốc tế, tăng trưởng
kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022. Tăng
trưởng GDP của kinh tế thế giới sẽ đạt từ 2,5% (theo Fitch Ratings) đến 3%
(theo Quỹ Tiền tệ quốc tế-IMF và Diễn đàn Tổ chức hợp tác và Phát
triển kinh tế-OECD), so với mức tăng 3,3-3,5% của năm 2022. Thậm chí, Ngân hàng
Thế giới (WB) bi quan hơn khi cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chỉ ở mức
2,1% trong năm 2023. Các nền kinh tế phát triển chỉ đạt tăng trưởng GDP 0,7%,
các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ đạt tăng trưởng GDP
4%.
Đối
với các nước trong khu vực, theo báo cáo cập nhật tháng 9-2023 của OECD,
tăng trưởng GDP năm 2023 của Philippines là 5,6%; Indonesia sẽ là 4,7%;
Malaysia đạt 3,9%; Thái Lan đạt mức 2,8% và Singapore đạt 1,4%.
Đáng
lo ngại với những nền kinh tế xuất khẩu là nhu cầu hàng hóa trên thị trường
đang ở mức rất thấp do lạm phát, thu nhập cá nhân giảm và nhiều rào cản thương
mại được các nước dựng lên. IMF nhận định, tăng trưởng thương mại thế giới dự
kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2% năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức
trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019.
Trong
bối cảnh khó khăn chung nêu trên, dự báo cập nhật tháng 9-2023, OECD dự báo
tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đạt 4,9%. WB và IMF dự báo kinh tế Việt
Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023. Đặc biệt, theo Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt 5,8%, cao nhất Đông Nam Á
(dù đã điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4-2023) và
sẽ tăng 6% GDP trong năm 2024. Lạm phát sẽ ở mức 3,8% cho năm 2023 và 4% cho
năm 2024.
Các
chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả
Trên
thực tế, trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng
doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, gắn với bối cảnh chung của kinh tế thế giới
nêu trên, nổi bật là tình trạng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong các
ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giày và đồ gỗ... Cùng với suy giảm đơn
hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, không ít doanh nghiệp lâm vào tình
cảnh cạn kiệt nguồn vốn, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, vốn
vay ngân hàng đến kỳ phải trả, việc hoàn thuế và dòng tiền về chậm, áp lực giá
và chi phí đầu vào cao, nhất là tăng lãi suất tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp
lao đao, sản xuất cầm chừng. Ngoài ra, Việt Nam còn phải đối mặt với hàng trăm
vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện, trong đó, các vụ kiện chống
bán phá giá là 128 vụ, chiếm 55,4%.
Để
ứng phó với tình hình, từ đầu năm đến nay, nhiều chính sách, giải pháp đã được
Quốc hội, Chính phủ và các địa phương khẩn trương ban hành, nổi bật là Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 6-1-2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;
Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14-4-2023 của Chính phủ về giãn, hoãn thuế,
tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4
nghìn tỷ đồng; Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ về một số
giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành
mạnh, bền vững nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế,
tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản; Nghị quyết số
58/NQ-CP ngày 21-4-2023 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp. Nghị quyết giảm
2% thuế VAT được Quốc hội thông qua và thực hiện từ ngày 1-7-2023. Ngân hàng
Nhà nước cũng sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ tiền tệ, tín dụng nhằm
vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp... Với sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các giải pháp
đã được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả.
Tất
cả tạo hợp lực tác động trực tiếp làm tăng tổng cầu và đa dạng hóa thị trường
tiêu thụ, giải quyết lượng hàng tồn kho, nợ đọng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp từng
bước phục hồi, mở rộng sản xuất, bảo đảm ổn định việc làm cho người
lao động; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết
công việc; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
chỉ đạo, điều hành, với mục tiêu tháo gỡ rào cản về pháp lý, khắc phục các điểm
nghẽn và bất cập của nền kinh tế, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho cộng
đồng doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh, nhằm khơi thông nguồn lực cho
đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô.
Nhờ
đó, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I tăng 3,28%; quý II
tăng 4,05%; quý III tăng 5,33%) và bình quân 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24%
so với cùng kỳ năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%, đóng
góp 9,16% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 22,27%; khu vực dịch vụ tăng
6,32%, đóng góp 68,57%, trong đó tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị
trường đạt mức khá. Việt Nam vẫn xuất siêu 21,68 tỷ USD hàng hóa. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng ở mức 3,16%, dự báo CPI bình quân cả năm
2023 trong khoảng 3,5-4%, thấp hơn mục tiêu đã được Quốc hội thông qua.
Đáng
chú ý là trong khi thị trường thế giới đang giảm cầu thì tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước của Việt Nam vẫn tăng 9,7% so với
cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng,
bằng 75% dự toán năm, góp phần bảo đảm cân đối thu-chi, giữ vững ổn
định ngân sách nhà nước. Đầu tư công ngày càng được đẩy nhanh, nhất là từ quý
III, tạo cơ sở hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch đầu tư công của cả
năm 2023.
Nên
tập trung tận dụng tốt các cơ hội mới
Ông
Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam phân tích rằng,
môi trường kinh tế bên ngoài yếu đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất
định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên,
nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai
gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải,
tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại, cũng
như các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh. Lĩnh vực dịch vụ được
kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của
các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng và
dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo. Tiêu dùng nội
địa sẽ được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải và tiếp tục tăng trưởng trong
các tháng còn lại của năm.
Ông
Shantanu Chakraborty cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và
tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Trong những tháng gần đây, cam kết chính
trị mạnh mẽ đã giúp hoạt động giải ngân được cải thiện đáng kể. Với những
giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, những hạn chế về
nguồn tài chính dành cho các lĩnh vực bất động sản, xây dựng dự kiến sẽ được
nới lỏng, qua đó hỗ trợ cho đầu tư tư nhân từng bước phục hồi từ năm 2024 trở
đi. Lĩnh vực chế biến, chế tạo sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh
tế của đất nước và những trở ngại đối với xuất khẩu được dự báo sẽ giảm dần từ
cuối năm 2023 đến năm 2024, khi nền kinh tế Hoa Kỳ và EU bắt đầu phục hồi.
Ngày
5-9-2023, trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đánh giá, Việt Nam là điểm sáng của
tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản
lý kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh
quốc tế và khu vực hiện nay.
Cộng
đồng thế giới cũng đánh giá cao Việt Nam trong thúc đẩy thương mại quốc tế và
cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Tổng vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-9-2023 bao gồm: Vốn đăng ký
cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 15,91
tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.
Theo
ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng Việt Nam sẽ tăng
trưởng GDP cả năm 2023 từ 5% đến 6%, phụ thuộc vào tốc độ phục hồi sản
xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự gia tăng nhu cầu
tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, hoạt động du lịch, tiêu
dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024...
Như
vậy, đất nước ta đã đi được 3/4 chặng đường của năm 2023. Thành công là tích
cực và đáng ghi nhận, song trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Để phấn
đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV-2023, đặc biệt là tạo đà cho
năm 2024 và các năm tiếp theo, rất cần sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của
các cấp, ngành, địa phương trong việc tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các
chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các luật, nghị quyết
được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm; tập trung tổ chức, thực thi một
cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương các
giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,
kinh doanh, đặc biệt là các chính sách về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu
tư; tập trung thúc đẩy thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; kịp thời thông
tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn
mới của nước đối tác xuất khẩu, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ các FTA đã ký
kết.
Cần thúc
đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ các cơ hội mới từ
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ để thu hút các tập đoàn đa quốc
gia. Cùng với đó, cần quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao
động, bảo đảm đời sống người dân. Một yêu cầu rất quan trọng là phải tăng cường
công tác thông tin, truyền thông chính sách, củng cố niềm tin của doanh nghiệp,
nhà đầu tư, người dân vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, các quyết sách của Quốc hội, công tác chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét