Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, sai trái về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở nước ta, các cơ quan báo chí có những bài viết chuyên sâu như: “Hiện thực bác bỏ luận điệu vu cáo tự do báo chí” (Báo Công an nhân dân), “Tự do ngôn luận-nhận thức thấu đáo, ứng xử chuẩn mực và trách nhiệm công dân” (Báo Quân đội nhân dân), "Phủ nhận tự do báo chí ở Việt Nam là cố tình xuyên tạc và kích động dư luận" (Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam)…
Trong
đó nhấn mạnh: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự
do ngôn luận của mọi công dân và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ
cương và bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi
dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại
khối đoàn kết dân tộc, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân.
Sự
khác nhau về bản chất của “tự do ngôn luận” và “ngôn luận tự do”: Tự do ngôn
luận cần bảo đảm tuân thủ chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực văn hóa, giao tiếp, là
quyền cơ bản của công dân tham gia trao đổi, chia sẻ, tranh luận và phản biện
xã hội vì mục đích xây dựng, vì lợi ích công; chứ không phải lợi dụng quyền này
để thỏa mãn và mưu lợi cá nhân, để xâm hại lợi ích công và chuẩn mực văn hóa
cộng đồng. Còn ngôn luận tự do là tự do nói năng, phát ngôn, bình luận, chia
sẻ, tán phát thông tin một cách tùy tiện, vô lối….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét