HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÁC PHONG CÔNG
TÁC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CHÍNH TRỊ.
ĐTM
007/2019
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập và tổ chức, giáo dục rèn luyện Quân
đội nhân dân Việt nam, Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng
Việt Nam, đã để lại một kho tàng vô giá về xây dựng Đảng, xây dựng đường lối
chính trị, đường lối quân sự, về tổ chức và chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân
dân, trong đó những quan điểm của người về đội ngũ cán bộ chính trị, về hoạt động
CTĐ,CTCT và tác phong công tác của người
cán bộ chính trị. Vì thế, việc nguyên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng
Hồ Chí Minh về tác phong công tác của người cán bộ chính trị càng có ý nghĩa và
giá trị thực tiễn sâu sắc đối với đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện
nay, mà còn mãi về sau.
Tác phong công tác của người cán bộ chính trị có vai trò quyết định
đến chất lượng hoạt động CTĐ,CTCT, chất lượng xây dựng quân đội. Về vấn đề này
V.I.Lênin đã khảng định: “ở đâu mà công
tác chính trị trong quân đội, công tác của các chính uỷ làm được chu đáo nhất,
thì ở đấy nói chung, trong số các chuyên gia quân sự ít thấy có khuynh hướng phản
bội hơn cả; ở đấy có rất ít cơ hội cho họ thực hiện ý định của họ; ở đấy không
hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ được trật tự tốt hơn, và
tinh thần của họ cũng cao hơn, ở đấy thu được nhiều thắng lợi hơn”[1]. Hồ
Chí Minh chỉ rõ tác phong công tác của người cán bộ cách mạng có vai trò vô
cùng to lớn trong việc “động viên toàn thể
nhân dân hăng hái thực hiện chính sách đã định”[2]. Có tác
phong công tác tốt “mới huy động được
tinh thần tích cực và lực lượng to lớn cuả nhân dân trong việc thực hiện mục
đích chính trị, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ”[3].
Hồ Chí Minh cho rằng tác phong công tác của người cán bộ là thể hiện
nhân cách của chính họ, tư cách của chính họ. Tác phong công tác không chỉ bao
hàm nội dung phẩm chất bên trong tự mình của bản thân mỗi con người, mà nó còn
bao hàm cả thái độ, cách ứng sử của người đó với những người xung quanh ,với
công việc và khả năng hành động thực hiện các nhiệm vụ , cộng việc được giao.
Nó là sự đan xen, hoà quyện vào nhau một chặt chẽ những yêu tố thuộc về phẩm chất
và năng lực của người cán bộ. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát rất
cụ thể về “tư cách người cách mệnh”
trong các nội dung với mình với người, với công việc tác phong CTĐ,CTCT của người
cán bộ chính trị trong quân đội, chính là tác phong của Đảng, mang những đặc
tính của tác phong lãnh đạo của Đảng được vận dụng vào trong quân đội để xây dựng
quân đội, xây dựng đảng bộ quân đội vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức.
Chính vì vậy, tác phong công tác của người cán bộ chính trị còn mang những đặc
chưng riêng của hoạt động quân sự, của điều lệnh, điều lệ quân đội.
Trong lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc của dân tộc ta, trong những thời kỳ mà giai cấp phong kiến còn đóng vai
trò lịch sử tiến bộ các thế lực phong kiến ngoại bang xâm lược, nhiều tướng
lĩnh chỉ huy quân đội đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng, có tác phong gần
gũi, chan hoà, chăm lo đến binh sỹ động viên tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn
chiến thắng quân địch hung bạo và mạnh hơn rất nhiều lần. Vận dụng những nguyên
lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững tư tưởng của
V.I.Lênin, kế thừa những kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang,
xây dựng quân đội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Hồ Chí
Minh khảng định rõ trong thư “hội nghị chính trị viên” tháng ba năm 1948: “tư cách của người chính trị viên có ảnh hưởng
rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, là bộ đội ấy tốt”[4].
Người cán bộ chính trị là một bộ phận, một thành phần tất yếu của
quân đội cách mạng được bắt nguồn từ sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với lực lượng
vũ trang cách mạng. Ngay từ những ngày đầu mầm mống, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “về mặt chính trị cấp nào cũng có một người
chính phái viên do đoàn thể cách mạng lựa chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người
ngoài đến làm”[5]. Đó
là “người của Đảng cộng sản” trong quân đội nhằm mục đích cao nhất là giữ bản
chất cách mạng của quân đội, người đảng viên cộng sản được Đảng giao nhiệm vụ
chuyên trách công tác tư tưởng, công tác tổ chức của Đảng trong quân đội; người
cán bộ chính trị phải là người tuyệt đối trung thành với mục tiêu lí tưởng của
Đảng, kiên định vững vàng về chính trị, tiêu biểu về đạo đức cách mạng.
Trong “cuốn sách của chính trị viên” do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ
đạo biên soạn nêu rõ: chính trị viên phải nắm chắc con đường chính trị của Đảng,
giác ngộ cách mạng sâu sắc, nhận thức cách mạng vững vàng, kinh nghiệm chính trị
rõ ràng, người cán bộ chính trị là người giương cao ngọn cờ chính trị, tư tưởng
của Đảng, quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, không ngừng giữ vững
và phát huy vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng của Đảng trong mọi lĩnh vực hoạt động
và đời sống của đơn vị. Đó chính là tiêu chuẩn, là phẩm chất và năng lực của
người cán bộ chính trị nhằm lãnh đạo đơn vị đi đúng con đường chính trị mà Đảng
đã vạch ra. Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ chiến sỹ quân đội nhân dân
trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Lòng trung thành với Đảng, với tổ
quốc, với nhân dân là thái độ trách nhiệm chính trị của người quân nhân cách mạng,
mà ở người cán bộ chính trị phải vững vàng kiên định và được biểu hiện rõ nhất.
Bác Hồ nói: “Riêng về các chú, chính trị
biểu hiện ra trong lúc đánh giặc”[6]. Thái độ
trách nhiệm chính trị đã được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành xuất sắc mọi
nhiện vụ chính trị của Đảng, của tổ quốc và nhân dân giao phó “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[7]. Lòng
trung thành với mục tiêu lí tưởng của Đảng còn được thể hiện trong mọi hoạt động
cụ thể hàng ngày của người cán bộ chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức
trách của mình, tận tuỵ trong công việc và lợi ích tập thể, tất cả vì tiến bộ,
thắng lợi thành công của đơn vị, của từng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Trong
cuộc vận động luyện quân lập công của quân đội ta đầu năm 1948, trong thư gửi hội
nghị chính trị viên, Bác Hồ viết: “chính
là một động lực to lớn trong cuộc vận động đó”[8], và người
cho rằng, người cán bộ chính trị phải thực sự là người tiêu biểu của động lực
chính trị to lớn đó.
Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ chính trị phải tiêu biểu về
lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường gan dạ trong chiến đấu để động viên, cổ vũ bộ
đội xông lên giết giặc lập công. Người rất quan tâm giáo dục đội ngũ cán bộ
chính trị rằng: “Các đồng chí cán bộ của
Đảng ở các cấp phải cố gắng tiến bộ hơn, để lãnh đạo bộ đội. Từ việc lớn đến việc
nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu mẫu. Giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ kỹ thuật, luyện
quân lập công, xung phong chiến trận,... Cán bộ đều phải làm gương. Như thế là
quân đội ta sẽ là một quân đội vô địch, và kháng chiến nhất định thành công”[9].
Người cán bộ chính trị là người tiêu biểu về đạo đức cách mạng, mà
theo Bác đạo đức cách mạng là: “nhận rõ
phải trái. Giữ vững lập trường. Tân trung với nước, tận hiếu với dân”[10],
quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Trong buổi nói chuyện tại
trường chính trị trung cấp quân đội, Bác Hồ đã phân tích về cần kiệm liêm chính
chí công vô tư và chỉ rõ: “cần kiệm liêm
chính của ta là đạo đức của người quân nhân cách mạng”[11] và người
yêu cầu mọi cán bộ chính trị “phải thực hiện đạo đức đó”
Người cán bộ chính trị là người cán bộ lãnh đạo, làm công tác lãnh
đạo. Theo Hồ Chí Minh, năng lực lãnh đạo của người chính trị phải toàn diện cả
về chính trị, quân sự, năng lực về tuyên truyền, tổ chức và xếp đặt kế hoạch hoạt
động, giải quyết kịp thời những việc cấp bách, sinh hoạt tinh thần, vật chất của
đội du kích, năng lực toàn diện đó giúp cho người “chính trị viên nhúng tay vào mọi việc để do đó mà dẫn dắt người khác”. Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ phải
đủ đức đủ tài “có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài
như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”[12]. Năng lực
của người cán bộ chính trị không chỉ bao hàm năng lực nhận thức và năng lực
hành động thể hiện trình độ trí tuệ cao và trình độ tổ chức thực tiễn giỏi. Hồ
Chí Minh yêu cầu: “người chính trị viên
phải có rất nhiều tư cách lãnh đạo, rất nhiều năng lực. Công việc chính trị
viên phức tạp chừng nào nào thì cân họ có đủ năng lực[13]”. Vì vậy,
người cán bộ chính trị phải là người hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin; nắm chắc
đường lối chính sách, quan điểm của Đảng; các nội dung nguyên tắc tiến hành
công tác Đảng công tác chính trị; “phải học
tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dậy bộ đội đánh giặc, học phương
pháp chỉ huy chiến đấu”[14], nắm
vững kỹ thuật.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, người cán bộ chính trị phải
thực sự mẫu mực về phong cách, tác phong công tác, lời nói phải đi đôi với việc
làm. Bởi vì, “người chính trị viên không phải là một ông quan suốt ngày ngồi
bàn giấy viết thông báo, chỉ thị”[15]
mà phải là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nội dung, trong nhiều
lĩnh vực với nhiều đối tượng khác nhau.
Người cán bộ chính trị với nội dung hoạt động
chủ yếu là hoạt động lãnh đạo
pháp công tác chủ yếu là giáo
dục, thuyết phục, thông qua hoạt động hàng ngày mà tác động xây dựng nhân cách
của từng con người, từng tập thể quân nhân, đảm bảo cho mõi quân nhân và tập thể
quân nhân giữ vững bản chất cách mạng, trung thành với mục tiêu lí tưởng của Đảng,
hăng hái thực hiện mọi nhiện vụ. Do đó,
phương tác phong hoạt động công tác Đảng công tác chính trị có ảnh hưởng rất
quan trọng đến bộ đội và tác đông rất lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét