Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY.


MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẠO TIN LÀNH
Ở ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY.
                                                                                 DTM 005/2019
Tây Nguyên không chỉ là một địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước mà còn là địa bàn phức tạp về vấn đề tôn giáo và dân tộc. Trong các tôn giáo ở Tây Nguyên  thì đạo Tin Lành là một tôn giáo du nhập vào địa bàn này muộn hơn các tôn giáo khác, nhưng sự du nhập của đạo Tin Lành gắn liền với mưu đồ chiến lược của Mỹ đối với Tây nguyên và Việt Nam.
1. Sơ lược về sự du nhập và phát triển của đạo tin lành ở Tây Nguyên.
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc Truyền giáo (CMA) của Tin lành Mỹ đã bắt đầu phái giáo sỹ đến khảo sát, thăm dò, xây dựng kế hoạch truyền giáo ở Đông dư­ơng và Việt Nam. Năm 1893 Mục sư D.Seclacheur đến Sài Gòn, năm 1897 Mục sư C.H.Recver đến Lạng Sơn, năm 1899 Mục sư R.A.Faffray đến Hà Nội,  năm 1901 Mục sư S.Dayan đến Hải Phòng, năm 1911 Mục sư Faffray Hostes  đến Đà Nẵng lập Hội Thánh đầu tiên và đạo Tin Lành  bắt đầu phát triển ở Việt Nam, trong đó có Tây Nguyên. Từ những năm 1929-1932, các giáo sỹ thuộc CMA đã đặt chân lên vùng đất Tây Nguyên để truyền đạo và gây dựng cơ sở. Năm 1929 Jackson giáo sỹ người Mỹ thành viên của CMA, được phái lên Tây Nguyên để nghiên cứu tình hình chuẩn bị cho công cuộc truyền đạo lên vùng này. Từ năm 1930-1932 các giáo sỹ người Mỹ đến truyền đạo vùng dân tộc K’Ho - ĐàLạt, vùng dân tộc Êđê – Buôn Mê Thuột. Năm 1936 vợ chồng giáo sỹ T.Mangham truyền đạo vào vùng dân tộc Jarai (Pleiku), cũng trong năm đó thành lập Hội Thánh Tin Lành Phú Bổn, Pleiku, Quảng Đức. Năm 1940 mục sư phạm xuânTín được cử lên Pleiku để tiếp tục công cuộc truyền đạo cho người Việt ở vùng này; mục sư  Trương Văn Sáng đi truyền đạo vào vùng dân tộc Ja Rai; mục sư  Đặng Văn Sang đi truyền đạo vào vùng dân tộc Stiêng; mục sư Lê Khắc Cung đi truyền đạo vào vùng dân tộc Êđê; mục sư Duy Cách Lâm đi truyền đạo vào vùng dân tộc K’Ho… đến năm 1940- 1942 Đạo Tin Lành đã phát triển rộng ở vùng Phú Bổn, An Khê, Quảng Đức, Pleiku, vùng Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc (Lâm Đồng) Buôn Hồ, Krông Pắk (Đắc lắk).
Sau năm 1954, CIA đã tìm mọi cách nắm lấy những người có uy tín trong trong phong trào BaJaRaKa ( FULRO), gạt dần ảnh hưởng của Pháp đối với phong trào này. Tin Lành được Mỹ và CMA đầu tư cơ sở vật chất để mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện đào tạo mục sư tại chỗ. Dịch và in ấn nhiều tài liệu bằng tiếng Êđê, Mơ Nông để rao giảng và phát triển tín đồ, Mỹ và CMA tìm cách thao túng địa hạt Thượng du để nắm lấy Tin Lành người thượng phục vụ cho mục đích lâu dài của chúng. Chúng tổ chức các “Đội sinh viên tình nguyện quốc tế” để đi tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành, gây ảnh hưởng, lôi kéo những dân tộc thiểu số làm hậu thuẫn cho Mỹ và làm lực lượng xung kích chống phá cách mạng. Dưới sự đạo diễn của Mỹ trực tiếp là của cố vấn, nhân viên CIA, chính quyền Thiệu đã nâng “Phủ đặc uỷ thượng vụ” lên thành “Bộ phát triển các sắc tộc”, dần dần thu phục và điều khiển được các thủ lĩnh của FULRO, sử dụng FULRO chống lại cách mạng. Từ năm 1962 nhiều Tín Đồ Tin Lành người thượng ảnh hưởng của FULRO, giữa FULRO và Tin Lành có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau và đều nằm trong âm mưu xâm chiếm Tây Nguyên của Mỹ.
Sau năm 1975, Mỹ tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ FULRO chống phá chính quyền cách mạng ở Tây Nguyên. Quá trình ta đấu tranh với FULRO ở Tây Nguyên cũng gắn liền với việc bắt các mục sư tham gia vào tổ chức FULRO, vạch tội cốt cán Tin Lành theo FULRO trước quần chúng… Thời kỳ này các mục sư ngừng hoạt động, đóng của nhà thờ tạm thời lùi bước chờ thời cơ phục hồi, phát triển tín đồ, tái thiết lập cơ sở giáo hội để đấu tranh với ta. Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên trở nên phức tạp từ giữa những năm 80. Lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, lợi dụng đường lối mở cửa và chính sách quan hệ đối ngoại đa phương của Đảng và nhà nước ta, các thế lực thù địch đã dùng nhiều thủ đoạn tác động vào Tin Lành ở Tây Nguyên gây rối nội bộ giáo hội Tin Lành, đẩy một bộ phận quần chúng đồng bào tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên đi đến thành kiến bất hợp tác với chính quyền.
2.  Nhận xét về Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay.
- Xét về phương diện tín ngưỡng tôn giáo:
Đạo Tin Lành xâm nhập và phát triển ở Tây Nguyên là kết quả của quá trình truyền giáo, phản ánh mục tiêu mà CMA đã đặt ra: “Đem đức tin đến những nơi chưa từng được nghe danh tiếng của chúa Giê-su”. Hơn 70 năm là một quá trình hoạt động tôn giáo có tổ chức và trên thực tế CMA đã đạt được những kết quả nhất định. Các tín đồ dân tộc thiểu số vào đạo không phải tự nguyện mà phần lớn bị bắt buộc qua các thời kỳ, qua quá trình nhiều năm đấu tranh chống đối quyết liệt cho đến khi tầng lớp trên  (chủ làng, già làng) bị mua chuộc, bị lôi kéo, phải ngả theo thì cả làng phải theo đạo. Hiểu biết của đồng bào về đạo rất hạn chế, họ chỉ biết mục sư, giảng sư như thầy cúng cao tay về phù phép, bị dụ dỗ mua chuộc nên bằng lòng với việc đồng hoá tín ngưỡng cũ với tôn giáo mới du nhập.
- Về bản chất:
Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên do CMA và Mỹ dựng lên đầu tư để nó phát triển, hình thành những tập quán và nội dung cho sinh hoạt tôn giáo phù hợp với điều kiện và đặc điểm Tây Nguyên, từ đó hoà nhập được với vùng dân tộc ít người ở mức độ đáng kể. Dựng lên một tổ chức Tin Lành khu vực, mang màu sắc dân tộc và do phần lớn người dân tộc quản lý, với hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ  phục vụ cho hoạt động tôn giáo; huấn luyện đội ngũ giáo sỹ là người dân tộc thiểu số có chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn về truyền giáo vùng dân tộc, nhằm thực hiện mục đích chiến lược của CMA và Mỹ.
-  Về chính trị:
Đạo Tin Lành xâm nhập và phát triển ở Tây Nguyên không tách rời việc truyền giáo với âm mưu lâu dài của đế quốc Mỹ thông qua việc “Tôn giáo hoá các dân tộc” để thực hiện mưu đồ về chính trị. Đặc biệt là âm mưu thúc đẩy và nắm Tin Lành người dân tộc thiểu số, thể hiện rõ nét qua việc viện trợ vật chất để xây dựng nhà thờ, lôi kéo đồng bào dân tộc, cài cắm gián điệp vào tổ chức Tin Lành, thao túng đội ngũ giáo sỹ và các Hội Thánh từ địa hạt xuống các chi hội cơ sở. Thông qua “Qui chế đặc biệt” cho Tin Lành người thượng để phục vụ cho mưu đồ chính trị lâu dài và làm cho Tin Lành ở Tây Nguyên ngày càng dính líu chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn về chính trị đặc biệt là gắn chặt với FULRO. Sự phục hồi và phát triển của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay nằm trong ý đồ của các thế lực thù địch âm mưu tái thiết lập một lực lượng chính trị phản động thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” thủ tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị từ lâu
 -  Về mặt xã hội :
Đạo Tin Lành là một tôn giáo cải cách, lấy hoạt động xã hội làm phương tiện và điều kiện để thu hút tín đồ, rất chú ý đến từ thiện, đến công tác truyền giáo vào các dân tộc thiểu số nơi điều kiện kinh tế văn hoá còn phát triển thấp. Khi truyền đạo ở những vùng này, những nhà truyền giáo Tin Lành không những tôn trọng phong tục, tập quán địa phương mà còn sẵn sàng đổi mới để dễ dàng hoà nhập, thích nghi với môi trường xã hội cũng như tâm lý, lối sống của quần chúng nhân dân nơi truyền đạo. với cách thức hành đạo rất năng động, đề cao vai trò cá nhân của tín đồ và thích nghi cao độ với hoàn cảnh mà đạo Tin Lành có khả năng duy trì tín ngưỡng ngay cả những nơi không có giáo sỹ, không có nhà thờ, thậm chí trong cả điều kiện sinh hoạt tôn giáo bình thường chưa có tiền lệ. Cơ cấu dân tộc biến đổi nhanh chóng; mối quan hệ liên kết cộng đồng dòng tộc, buôn làng có phần suy giảm; vai trò của già làng trong cộng đồng theo tập quán ở một số nơi dần dần mất vị trí.  Sự phát triển xã hội trong cơ chế thị trường đã tạo ra khoảng trống lớn, làm giảm sức đề kháng của nền văn hoá lâu đời mang những nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, trước sự xâm nhập tác động của đạo Tin Lành.
  Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên vừa là kết quả của quá trình truyền giáo nhưng cũng gắn liền với quá trình mở rộng và thực hiện các mưu đồ chiến lược của Mỹ ở đây. Ngày nay tuy đã bị thất bại nhưng bọn đế quốc đứng đầu là Mỹ và các thế lực phản động vẫn lợi dụng đạo Tin Lành để xây dựng lực lượng chống phá ta lâu dài.  Điều đó khẳng định đạo Tin Lành là một trong những công cụ để Mỹ thực hiện kế hoạch “ Hậu chiến”, triển khai chiến lược “Diễn biến hoà bình” và là công cụ của Mỹ câu kết với FULRO chống phá cách mạng trước đây cũng như hiện nay và sau này ở Tây Nguyên – địa bàn chiến lược nối liền Việt Nam với ba nước Đông Dương.
Công tác đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành chống phá cách mạng trên địa bàn Tây Nguyên là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của cuộc đấu tranh này đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Quân đội là một lực lượng trong hệ thống chính trị, tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch không chỉ là nhiệm vụ thuộc chức năng đội quân công tác mà Quân đội còn là chỗ dựa vững chắc cho chính quyền các địa phương phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng lực lượng tổng hợp đấu tranh đánh bại mọi  âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.
Trong thời gian qua, Quân đội cùng các cấp chính quyền, các ngành có liên quan, đã tích cực đấu tranh với các âm mưu và thủ đoạn lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, hoạt động lợi dụng Đạo Tin Lành của các thế lực thù địch vẫn diễn ra quyết liệt, tiềm ẩn, tích tụ nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đe doạ độc lập chủ quyền của tổ quốc. Tình hình trên đây đòi hỏi Quân đội phải trực tiếp  tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng Đạo Tin Lành chống phá cách mạng trên địa bàn hiện nay ” góp phần  xây dựng Tây Nguyên giàu đẹp, chính trị ổn định, kinh tế – xã hội phát triển, quốc phòng an ninh bảo vững chắc.





1 nhận xét:

  1. Bài này cũ quá rồi add, sao chép linh tinh thế

    Trả lờiXóa