Vào thời điểm này cách đây 65 năm, Ngày
7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đó không chỉ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là
thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới; tạo ra bước
ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, kết thúc 9 năm trường kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); buộc thực dân Pháp phải ký kết
Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây
cũng là sự kiện quan trọng ghi dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm
hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, cả
nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
DIỄN BIẾN CHÍNH
20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện
Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ
lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc. 6 tiểu đoàn dù với khoảng 4.500 lính dưới sự
chỉ huy của Gill, một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm trong hàng ngũ Pháp, đã ra
sức đàn áp bà con và truy lùng lính Việt Minh, sau này được tăng cường thêm 6
tiểu đoàn nữa trở thành lực lượng quân đồn trú chính trong trận chiến Điện Biên
Phủ lịch sử.
03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những
điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định
này được đưa ra trong bối cảnh kế hoạch Navarre đang có chiều hướng thất bại và
Pháp cần nhanh chóng có những chiến lược mới nếu không muốn Mỹ chính thức hất
cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ
điểm "chưa từng thấy" ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu
tư viện trợ tối đa và binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De
Castries.
06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết
chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta với Thực dân Pháp, đồng
thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận, Theo đó
ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc chiến lâu dài, khó khăn nhưng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng thay đổi cục diện chiến tranh. Nếu chiến thắng trong
trận đánh này ta sẽ kết thúc sự đô hộ của Thực dân Pháp sau gần 100 năm xâm
lược.
26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển
phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh
chắc, tiến chắc". Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất, một
trong những yếu tố dẫn tới chiến thắng trong trận đánh Điện Biên Phủ. Từ quyết
định này, ta đã thực hiện việc kéo pháo ra, chuẩn bị lại về hậu cần, thay đổi
ngày giờ chiến đấu, ... để đảm bảo tính "chắc thắng" của chiến dịch.
31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng,
huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và
khoảng hơn 15km đường chim bay. Dù vậy, khi leo lến đỉnh Pú Hót phía sau điểm
đóng quân, ta có thể dễ dàng quan sát được trận địa của địch bằng ống nhòm.
13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến
dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm
mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm. Lần đầu tiên ta đã sử
dụng hiệu quả sức mạnh của lựu pháo 105mm và cao xạ bắn hiệu chỉnh, mở cửa để
bộ binh xông lên tiêu diệt địch. Nhanh chóng chiếm giữ được Him Lam và hai cụm
cứ điểm khác là Độc Lập và Bản Kéo chỉ ba ngày sau đó khiến cho phòng tuyến
phía Bắc và Đông Bắc của Pháp bị thất thủ, tạo thời cơ cho ta có thể dễ dàng
tiếp cận phân khu trung tâm Mường Thanh.
31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm
vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến
vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries. Phát huy thắng lợi trong
những trận đầu, ta nhanh chóng chiếm được các đồi D1, D2, D3, E1, C1; riêng A1
và C2 phải tới gần những ngày cuối cùng mới chiếm được hoàn toàn do những nỗ
lực cứu nguy và vị trí quan trong của những cứ điểm này đối với Thực dân Pháp.
Trước đó, bằng cách đào những hệ thống giao thông hào xung quanh Tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ và từ các vị trí của ta đến gần các cứ điểm của địch, ta đã
siết chặt vòng vây, tiêu diệt được nhiều địch, tạo thời cơ tấn công các cứ điểm
một cách dễ dàng, thuận lợi. Ta cũng tăng cường sự hoạt động của pháo cao xạ và
bộ đội bắn tỉa tiêu hao sinh lực địch, khống chế sân bay Mường Thanh, ngăn chặn
tiếp viện bằng máy bay của chúng, khiến Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày
càng suy yếu và mất dần sức chiến đấu.
01/5/1954, Đợt tấn công bằng hỏa lực mạnh, nhằm kết thúc số phận của Tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu
diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích. Ta đã thực hiện được một
việc không tưởng khi đào được một đường hầm ngầm trên Đồi A1 từ vị trí của ta
đến gần hầm chỉ huy cứ điểm của Pháp, đặt khối thuốc nổ 960kg để tiêu diệt lô
cốt quan trọng này.
06/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg nổ trên Đồi A1
báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta nhanh chóng tiến lên
tiêu diệt các vị trí còn lại, và chiếm được cứ điểm A1 sau gần 8 tiếng chiến
đấu, kết thúc 39 ngày đêm gian khổ, ác liệt, lấy đi bao nhiêu xương máu chiến
sĩ của ta. Tiếng nổ khối bộc phá còn dự định là hiệu lệnh tổng công kích trên
toàn mặt trận, sau này được chuyển sang ngày hôm sau.
07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các
hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự kháng cự, De
Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm
trú ẩn và các cứ điểm ra hàng. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" tung
bay trên nóc hầm Đờ Cát, là giây phút của sự thật, ta đã tiêu diệt toàn bộ Tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kết thúc cuộc chiến gian khổ ác liệt trong tư thế
của người chiến thắng.
21/7/1954, Hiệp định Gionever được ký kết, Pháp và các nước tham gia
công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương. Từ đây miền Bắc sạch bóng quân thù, trở
thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng chiến chống
Đế quốc Mỹ xâm lược.
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON VÀNG
TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC
VIỆT NAM, TẠC VÀO LỊCH SỬ THẾ GIỚI NHƯ MỘT
CHIẾN CÔNG CHÓI LỌI
ĐỘT PHÁ THÀNH TRÌ CỦA HỆ THỐNG NÔ DỊCH THUỘC
ĐỊA
CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.
Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là
chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), góp phần quyết
định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc
chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một
thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối
với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của
nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến,
quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến
đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và
sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.
Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất
nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách
mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Chiến thắng Điện Biên
Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa
bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng
vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ
nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu
phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng
Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến
thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì
hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét