Tướng Marcel Bigeard – Cựu bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp viết:
“Tôi đã thấy
họ khởi đầu từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua
tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành
trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và
cuối cùng là thành các Sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và
tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại
nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm
tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi dép cao su và hát vang trên đường
ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại
hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”.
Trung tá Thủy
quân Lục chiến – James G. Zumwalt – con trai Đô đốc chỉ huy trưởng lực lượng
Hải quân Mỹ tại Việt Nam đã từng viết trong cuốn “Chân trần chí thép” rằng:
“Cuốn sách này
dành tặng:… – Gần một triệu chiến binh Bắc Việt và Việt Cộng, những người đã
chiến đấu vì một nước Việt Nam thống nhất, đã trải qua bao gian khó, khổ đau,
bi kịch và hy sinh trong hành trình đến chiến thắng cuối cùng.
– Khoảng hai
triệu công dân Việt Nam, những người tham chiến hoặc là nạn nhân của cuộc chiến
tại Việt Nam, đã chấp nhận trả giá với niềm hy vọng một ngày mai các thế hệ con
cháu có thể sống tự do, sau những đau khổ của cha ông…”
Trong quyển
sách đó ông James đã viết thêm: “Một số ý kiến của chính quyền Mỹ cho rằng nếu
tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam một cách hợp lý, không có áp lực chính
trị, thì người Mỹ đã chiến thắng. Trước khi trở lại Việt Nam vào năm 1994, tôi
cũng nghĩ như vậy. Nhưng giờ đây tôi đã nghĩ khác. Chuyển biến trong tôi chỉ
diễn ra sau khi tôi thấu hiểu được rằng người Việt Nam có một ý chí sắt đá để
có thể chiến đấu đến chừng nào đạt được mục tiêu thống nhất đất nước mới thôi.
Không nơi nào
mà quyết tâm được thể hiện rõ như thái độ những người sống và chiến đấu dọc
Đường mòn Hồ Chí Minh và địa đạo Củ Chi. Hiểu được quyết tâm duy trì Đường mòn
cũng như bám trụ tại địa đạo Củ Chi chính là hiểu được “chí thép” của họ.
Đó chính là ý
chí thép đặc trưng và rất đặc biệt của người Việt Nam, vốn đã thôi thúc họ tiến
lên để giành chiến thắng trong cuộc chiến trước người Mỹ – cuộc chiến mà nước
Mỹ thiếu một quyết tâm tương xứng.
Có lẽ sai lầm
lớn nhất của chúng ta tại Việt Nam là đã không nhận ra rằng chúng ta đang chiến
đấu với “thế hệ vĩ đại nhất” của đất nước này – một thế hệ với quyết tâm thống
nhất và duy trì sự tồn tại của dân tộc, sẵn sàng đứng lên đánh đuổi hết quân
ngoại xâm này đến quân ngoại xâm khác.
Tại sao người
Việt Nam có thể chiến đấu không biết mệt mỏi trong gần 100 năm, trong điều kiện
khó khăn như thế, trong tương quan lực lượng như vậy, tại sao họ đã luôn chiến
đấu và luôn vững tin rằng rồi một ngày họ sẽ thắng. Và quả thực họ đã thắng, họ
đã đợi trong suốt 9 năm ròng để có được 1 Điện Biên Phủ, và sau đó họ lại tiếp
tục lên đường, chiến đấu tiếp 21 năm sau đó để thống nhất non sông.
Tròn 30 năm,
30 năm là cả 1/3 đời người, không thể tin được rằng, có những con người có ý
chí sắt đá và bền bỉ đến vậy. 30 năm đâu có hề gì, sau đó họ lại lao vào cuộc
chiến để bảo vệ thành quả của 1/3 thế kỷ chiến đấu trước đó, họ đã giúp
Campuchia đánh bại tập đoàn phản động Khmer Đỏ và nghiền nát chúng sau đó họ
chống lại quân đội Trung Quốc, nhiều người trong số họ đã ngã xuống yên nghỉ
sau nhiều năm dài chinh chiến nhưng những người còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu
và chiến thắng. Thế kỷ 20 của người Việt Nam là 1 thế kỷ đầy đau thương và hào
hùng, lớp người của thế kỷ trước là lớp người của huyền thoại”.
Chắc chắn
rằng, lớp người ra đi năm ấy không ai nghĩ rằng họ sẽ chiến đấu chỉ để sau này,
mỗi tháng được nhận vài trăm nghìn tiền trợ cấp và những huân huy chương…, thậm
chí, có những liệt sĩ còn nằm lại ở nào đó trên chiến trường, nhưng trên hết họ
chiến đấu vì đất nước, vì gia đình và vì dân tộc, chỉ vậy thôi.
Theo TỔ QUỐC
LINH THIÊNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét