Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng
mạng xã hội cao trên thế giới và xu hướng đọc tin trên mạng xã hội ngày càng
tăng. Đặc biệt, từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, việc sử dụng mạng xã hội đã
gia tăng đột biến. Theo thống kê mới nhất của We are social (công ty chuyên
phân tích mạng xã hội toàn cầu), đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu
người dùng in-tơ-nét (chiếm 79,1% tổng dân số). Trong đó, số người dùng
mạng xã hội đạt 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Thời gian sử dụng
in-tơ-nét trung bình hằng ngày (trong độ tuổi 16-64) là 6 giờ 47 phút,
trong đó 2 giờ 21 phút là thời gian cho mạng xã hội. Với sự cải tiến
không ngừng về giao diện, kết nối, ứng dụng, khả năng tương tác của mạng xã
hội, người dùng có thể thuận lợi, dễ dàng tiếp cận thông tin; thể hiện bản
thân, giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm; khám phá và trải nghiệm
cuộc sống… ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Mạng xã hội đã thực sự trở thành
“món ăn tinh thần” của mọi người.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, mạng xã hội có tác động hai mặt đến
đời sống xã hội của con người. Bên cạnh những tiện ích to lớn đem lại cho người
dùng, mạng xã hội gây ra không ít những tác động tiêu cực, đặc biệt trong tình
hình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng triệt để mạng xã
hội để tiến hành tuyên truyền thông tin xấu, độc nhằm chống phá cách mạng Việt
Nam.
Để thực hiện âm mưu chống phá trên mạng xã hội, các thế lực thù địch,
phản động thường sử dụng một số thủ đoạn sau:
1. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng triệt để ưu thế nổi trội của
các trang mạng xã hội có lượng lớn người sử dụng như Facebook, Zalo, Tiktok,
Youtube… biến thành công cụ đắc lực thực hiện âm mưu chống phá. Chúng bám sát
rất kỹ vào các biến động tình hình đời sống xã hội Việt Nam. Chúng luôn tìm các
sự kiện “nóng” diễn ra trong xã hội được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm;
các sơ hở, sai phạm và bức xúc của xã hội để tung ra nhiều bài viết xuyên tạc,
bịa đặt, đổi trắng thay đen, suy diễn một cách vô căn cứ. Nhiều chủ trương,
chính sách liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, chủ quyền, đất đai,
quốc phòng - an ninh… bị các đối tượng thù địch cắt ghép, pha trộn thông tin
thật - giả nhằm làm nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang cho người đọc, kích
động gây rối an ninh, trật tự.
2. Tạo lập các tài khoản giả mạo các trang mạng của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân để đăng tải các thông tin xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội. Nguỵ tạo thông tin, giả danh các trang mạng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
bằng cách cắt ghép hình ảnh của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cao cấp
gắn với những phát ngôn gây “sốc” để đánh lạc hướng dư luận. Đây đều không
phải là trang tin chính thức, có thể gây nhiễu loạn thông tin và ẩn
chứa những động cơ đen tối. Người tiếp xúc với các trang mạng này do thiếu
kỹ năng nên không biết đây là trang giả mạo, mà nghĩ đây là trang chính thức
của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước nên các trang đăng tải thông tin này được
nhiều người đọc theo dõi, vì thế các thế lực thù địch lợi dụng để gieo rắc tâm
lý hoài nghi, gây bất ổn trong dư luận.
3. Lợi dụng một số vấn đề liên quan đến nhân quyền, dân chủ, tín ngưỡng,
tôn giáo, các đối tượng thành lập các tài khoản, fanpage phát tán rộng rãi các
tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung xấu độc, phản động, từ đó lôi kéo, kêu gọi
biểu tình, tụ tập trái phép, gây rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn và có các
hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt trong thời gian qua, chúng kích động,
“hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu
tình gây rối trật tự, trị an; “triệt để lợi dụng các vụ án phức
tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà
nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân
dân sự” trong xã hội”. Chúng lúc ngấm ngầm, lúc công khai ra mặt
tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta và đội ngũ cán bộ lãnh đạo
cấp cao trong hệ thống chính trị hòng làm giảm uy tín và niềm tin đối với Đảng,
chế độ. Chiêu bài của chúng là tung ra một bài viết có nội dung bảo
vệ Đảng hay một cán bộ cấp cao nào đó của Đảng, Nhà nước, rồi
để mặc nhiên cho các phần tử phản động, thù địch vào bình luận, chia
sẻ những thông tin trái chiều không đúng sự thật.
4. Khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để
sửa chữa, chèn thêm đường dẫn đăng tại nội dung, thông tin giả mạo, xấu, độc;
chèn, chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh trên các website, cổng thông tin
điện tử làm sai lệch bản chất thông tin, làm người đọc mơ hồ mất cảnh giác. Sự
tinh vi của các thế lực thù địch, phản động được thể hiện ở chỗ,
chúng trích dẫn cắt xén, thông tin nửa vời những quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài bằng những quan
điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn,
không phân biệt được đúng - sai.
Đối tượng tác động, lôi kéo của hoạt động âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch thường hướng tới là tầng lớp trí thức; đội ngũ cán bộ, đảng viên,
nhất là những cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái tư tưởng chính
trị; văn nghệ sĩ; thanh niên, học sinh, sinh viên, nhất là đội ngũ thanh thiếu
niên vì đây là những thế hệ tương lai của đất nước. Lợi dụng bối cảnh đất nước
mở cửa, hội nhập quốc tế, các đối tượng thù địch không ngừng rao giảng, đề cao
tư tưởng phương Tây, khoác áo “khách quan học thuật”, “văn hóa, văn minh” để
quảng bá về cái gọi là “các giá trị phương Tây” nhằm làm phai nhạt lý tưởng
cách mạng của thế hệ trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét