Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023
Vạch trần chiêu trò, thủ đoạn lợi dụng các quyền của công dân để chống phá Đảng, Nhà nước
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, là công cụ pháp lý để mỗi công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ đó, nhiều vụ tranh chấp, khiếu nại đông người được giải quyết, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, quyền lợi của người dân được đảm bảo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy vậy, không ít vụ việc khiếu nại, tố cáo đã bị các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị lợi dụng để nhằm mục đích vụ lợi cá nhân; xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; một số vụ việc có sự tiếp tay của các thế lực thù địch, phản động nhằm thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước… Chúng xác định các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người như một “công cụ” để thực hiện mưu đồ chống phá. Chiêu trò, thủ đoạn không mới tuy nhiên nhiều người vẫn mắc bẫy của các đối tượng, điển hình là:
Một là, với chiêu bài “đông người” sẽ giải quyết nhanh được vấn đề; các đối tượng đã lợi dụng quyền tợ do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân để lôi kéo, kích động người đang có nội dung khiếu nại, tố cáo thực hiện các hành vi tụ tập đông người tại các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc các nơi công cộng khác để gây chú ý, thu hút sự ủng hộ, chia sẻ của cộng đồng; chúng đưa ra những luận điệu cho rằng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc chưa đúng quy định của pháp luật để phủ nhận kết quả giải quyết của các cấp chính quyền; xuyên tạc, bóp méo sự thật, kích động người dân phải gửi đơn thư đến cấp cao hơn hoặc tụ tập đông người về Trung ương thì mới được giải quyết… Nhiều người do trình độ nhận thức chưa đầy đủ đã tin, nghe theo lời dụ dỗ, xúi giục của chúng tham gia tụ tập đông người dẫn đến bị kích động tham gia gây rối an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn… tự đưa bản thân, thậm chí cả người thân vào vòng lao lý, vi phạm pháp luật về các tội như: gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 – Bộ luật hình sự; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 – Bộ luật hình sự, cùng với đó là các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hai là, mượt danh nghĩa là luật sư, các tổ chức, cá nhân trợ giúp, tư vấn pháp lý… để cố vấn, hướng lái người dân thực hiện các hành vi khiếu nại, tố cáo không đúng quy định. Chúng rêu rao rằng bản thân rất am hiểu pháp luật, có các mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao, có khả năng đòi được quyền lợi cho người dân để lừa phỉnh với mục đích vụ lợi cá nhân. Chúng đưa ra các thông tin giả, không đúng sự thật để người dân tin tưởng và đóng góp tiền, vật chất đưa cho chúng để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo nhưng thực chất là chúng dùng vào mục đích chi tiêu cá nhân. Điển hình tại tỉnh Sơn La là đối tượng Lò Văn Chaư ở Quỳnh Nhai, Lò Văn Thời ở Mường La đã liên kết với số đối tượng giả danh luật sư, cán bộ công tác tại cơ quan Trung ương (thực chất là lao động tự do) ở Hòa Bình để chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng của các hộ dân tái định cư Thủy điện Sơn La; năm 2017, các đối tượng đã bị bắt, khởi tố về hình sự, hiện các đối tượng đang chấp hành án phạt tù đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ba là, lấy danh nghĩa là nhà báo… để lôi kéo người dân cung cấp thông tin, tham gia trả lời phỏng vấn trên mạng internet, mạng xã hội để thu thập thông tin, bình luận xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Điển hình là đối tượng Lê Văn Dũng tức Lê Dũng vova, tự nhận là “nhà báo độc lập”, “người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền”… nhưng thực tế, Lê Dũng vova là đối tượng chống đối nổi lên trên mạng internet với những màn “hô ngôn loạn ngữ” khi xuất hiện trên nền tảng Youtobe, Facebook. Hành động của Lê Dũng vova đã đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ, kích động sự bất mãn, gây mất đoàn kết dân tộc. Mặc dù Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân. Nhưng việc lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, núp bóng danh nghĩa “nhà báo độc lập” như vậy để chống phá đất nước tất yếu sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Do vậy, Lê Dũng vova bị bắt, khởi tố và chịu hình phạt 05 năm tù về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Các quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, mọi công dân phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh; khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại công dân phải nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đến đúng địa điểm tiếp công dân đã được quy định, chấp hành nghiêm nội quy, quy định tại địa điểm tiếp công dân; không tin, không nghe theo sự lôi kéo kích động của các đối tượng xấu tham gia các hoạt động gây mất an ninh trật tự, tụ tập đông người tuần hành, biểu tình… Việc tụ tập đông người tại nơi công cộng đã được quy định tại Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Mọi hoạt động tập trung đông người đều phải đăng ký trước và được sự đồng ý của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; đồng thời, tuân thủ, thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét