Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

     Tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã. Tôn giáo đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ ngĩa xã hội. Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các quyền này đã được nêu rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước Việt Nam, trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Kế thừa và vận dụng tư tưởng “dân làm gốc”, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, Đảng và Bác Hồ luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể vừa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Tư tưởng chính trị lấy dân làm gốc là bài học kinh nghiệm, là đường lối chiến lược xuyên suốt góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu của 30 năm đổi mới tiếp tục khẳng định sâu sắc tư tưởng đó, nhiều văn bản của Đảng nhấn mạnh vai trò của nhân dân và công tác dân vận trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Trên cơ sở đó, nội dung công tác dân vận trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục được bổ sung phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đó là: 1) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2) Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Quan tâm thể chế hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 3) Tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định: Chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá có thể gây ra nhiều tình huống khác, như: bạo loạn, xung đột vũ trang, lấn chiếm biên giới.

Thực hiện đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng là phải ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế. Đồng thời, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết những mâu thẫn ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng, điểm phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt ở các địa bàn chiến lược.

Thường xuyên phải nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường công tác đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đập tan âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo gây biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng quân địch phát động chiến tranh xâm lược và phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển đảo.

Tăng cường các biện pháp, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ dân vận theo quy chế lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ Quân đội. lựa chọn cán bộ có năng lực, tâm huyết, kinh nghiệm là người dân tộc thiểu số tại địa phương làm công tác dân vận. Cần thiết phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ dân vận công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, các địa bàn trọng yếu.

Cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới như sau:

Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Hai là, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng liên quan đến cuộc sống của nhân dân.

Ba là, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước,  củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc, cán bộ an ninh, cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ.

Bốn là, phát huy dân chủ, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, tạo sinh lực mới cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét