Nghiên cứu, dự
báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tuy hiên, đây là công việc khó khăn, phức
tạp, đòi hỏi quá trình tư duy lý luận và nghiên cứu thực tiễn ở trình độ cao,
phạm vi rộng cả ở trong nước, khu vực và thế giới, v.v. Điều đó đòi hỏi toàn
quân nói chung, các cơ quan, đơn vị cấp chiến lược nói riêng tiếp tục triển
khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác quan trọng này, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của
công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng, những
năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện đồng bộ, toàn diện các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng công tác
này, góp phần tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, đường lối, đối
sách, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không
để bị động, bất ngờ; ngăn chặn, đẩy lùi, hóa giải các nguy cơ bất lợi cả ở bên
trong và bên ngoài, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo,
tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Vấn đề Biển Đông, tình hình vùng biển chiến lược Tây Nam,...
tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định; các vấn đề về an ninh phi truyền thống, đối tượng,
đối tác chuyển hóa mau lẹ, phức tạp, v.v. Trong nước, các thế lực thù địch đẩy
mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
nội bộ và mưu đồ “phi chính trị hóa” Quân đội. Tình hình đó đòi hỏi toàn quân cần
tiếp tục nêu cao cảnh giác, đoàn kết, thống nhất, tập trung mọi nỗ lực trên các
mặt công tác; trong đó, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu
chiến lược là một trọng tâm, với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt; tập trung
vào một số nội dung cơ bản sau:
Một là, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung
ương, cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhất là cấp chiến lược đối với công tác nghiên cứu,
dự báo, tham mưu chiến lược. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm
cho công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng
luôn được triển khai đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cơ
quan tham mưu chiến lược của Bộ Quốc phòng, nhất là Viện Chiến lược quốc phòng,
Cục Tác chiến, Cục Đối ngoại, Tổng cục II,… cần nhận thức sâu sắc vị trí, ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo
hướng: “chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối
không để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”2. Chú trọng đưa vấn đề nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược
thành nội dung quan trọng trong nghị quyết lãnh đạo, trong các chiến lược, kết
luận, báo cáo công tác quân sự, quốc phòng tháng, quý, năm, nhiệm kỳ; cụ thể hóa
thành các kế hoạch, chương trình,… bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan, đơn vị, lực lượng, đúng quan điểm, tư duy mới của Đảng, pháp luật
Việt Nam, luật pháp quốc tế và triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, hiệu
quả.
Hai là, Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ
về chiến lược. Nghiên cứu, dự báo chính xác, kịp thời tình
hình nói chung, lĩnh vực quân sự, quốc phòng nói riêng là vấn đề quan trọng
hàng đầu, quyết định đến chất lượng, hiệu quả tham mưu, hoạch định đường lối,
quyết sách đúng đắn, phù hợp đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và ngược lại. Vì
vậy, các cơ quan nghiên cứu chuyên trách, đơn vị cấp chiến lược toàn quân cần đổi
mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp nghiên cứu, dự báo; chủ động phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng liên quan nắm, nhận định, phân tích, đánh giá, dự
báo chính xác tình hình thế giới, khu vực, trong nước. Nội dung nghiên cứu, dự
báo phải toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, việc nghiên cứu, dự
báo phải hướng vào tư duy, phân tích những biểu hiện, động thái mang tính “bất
thường” của các nước có liên quan, nhất là những điều chỉnh về chiến lược an
ninh, quốc phòng, đối ngoại và sự thay đổi bố trí lực lượng của các nước lớn;
các tuyên bố, cam kết của các bên tại các diễn đàn quốc phòng, an ninh quốc tế,
khu vực; thủ đoạn cấu kết hoạt động của các lực lượng phản động trong và ngoài
nước; đánh giá về đối tác, đối tượng, sự chuyển hóa giữa chúng, cũng như phương
thức, loại hình chiến tranh mới của đối phương; trong đó, chú trọng phát hiện
những vấn đề mới, phán đoán xu hướng, hành động của các nước, dự kiến tình huống
chiến lược an ninh, quốc phòng có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, rút ra thuận lợi,
khó khăn, thời cơ, thách thức; đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng theo cả hai
chiều hướng tích cực, tiêu cực đến nền hòa bình, ổn định của khu vực, an ninh,
chủ quyền, lãnh thổ đất nước để có kế sách, phương châm, phương hướng, giải
pháp ngăn chặn, đấu tranh.
Ba là, Phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng liên quan, tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ nghiên cứu,
dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng. Nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược lĩnh vực quân sự, quốc
phòng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định tính đúng đắn, khả
thi trong chủ trương, đường lối, đối sách của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, nên đòi hỏi tầm bao quát rộng, tính tổng hợp cao, liên quan đến
nhiều cấp, ngành, lĩnh vực, v.v. Vì vậy, Quân đội nói chung, các cơ quan chuyên
trách, đơn vị cấp chiến lược toàn quân nói riêng cần phối hợp chặt chẽ với cơ
quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các lực lượng liên quan trong nước
và quốc tế, tổ chức nắm bắt, thu thập, cung cấp, trao đổi, chắt lọc, đối chiếu
thông tin đảm bảo các thông tin phải chính xác, tin cậy, bảo mật cao; thống nhất
nhận định tình hình quốc tế, khu vực, trong nước; thống nhất dự báo, phán đoán
xu hướng, hành động của các thế lực thù địch (đối tượng), làm cơ sở để Quân ủy
Trung ương xác định phương thức đấu tranh quốc phòng, xác định quyết tâm,
phương án xử trí các tình huống chiến lược bảo vệ Tổ quốc theo chức năng, nhiệm
vụ được giao. Đồng thời, cần phối hợp với các lực lượng liên quan thống nhất nội
dung, phương thức, biện pháp tham mưu cho Đảng, Nhà nước có căn cứ khoa học,
xác đáng để hoạch định chủ trương, đường lối, đối sách, triển khai các chính
sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc cho cả hệ thống chính trị
các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là lực lượng Công an, Ngoại giao,… thực hiện,
bảo đảm phù hợp với thực tiễn đất nước, diễn biến an ninh, chính trị thế giới,
khu vực trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét