Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Chặn đứng tin tức giả ( fake news) bằng cách nào?


 Chặn đứng tin tức giả ( fake news) bằng cách nào?
Việt Nam chúng có khoảng 97 triệu dân, trong đó có khoảng 60 triệu người dùng smart-phone. Theo thống kê của Facebook năm 2018 cho biết, 60 triệu người Việt Nam có tài khoản Facebook và khoảng 30 triệu người đăng ký sử dụng tài khoản của các trang mạng xã hội khác.Do đó, tin tức giả hàng ngày, hàng giờ đang lan tràn khắp thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi, ảnh hưởng từ trẻ em đến người già, từ người lao động đến các trí thức hay các chính khách, không từ bất kỳ ai. Bệnh cạnh đó, với nền tảng kỹ thuật của ta chưa thể và không thể kiểm soát hết được những tin tức giả, thông tin xấu độc. Vì vậy, chặn đứng fake news cần sự hiểu biết, tuân thủ pháp luật và sự đồng lòng, chung sức của mọi người, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
*Đối với từng cá nhân:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững các kiến thức về luật pháp, đặc biệt là Luật An ninh mạng; mọi người có quyền tự do thông tin, báo chí, ngôn luận song phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Hãy làm người công dân tốt, anh hùng trong đời thường bằng các hành động cống hiến cho dân, cho Nước chứ đừng làm anh hùng bàn phím.
- Nâng cao hiểu biết về văn hóa, chính trị - xã hội; giữ vững niềm tin vào Đảng, Nhà nước và Chính phủ, phát triển tư duy phản biện; có bản lĩnh trước những thông tin không chính thống trên mạng xã hội, thông tin chưa qua kiểm chứng để không bị nó tác động, lôi cuốn dẫn đến like, share.
- Nhạy bén,cẩn trọng sàng lọc thông tin, hình thành các kỹ năng đánh giá, thẩm định, kiểm soát thông tin một cách chắc chắn, đó là: xác định nguồn thông tin để hiểu nhiệm vụ, mục đích của nó; kiểm tra tác giả; địa chỉ các trang Web, Website, đường links có đáng tin cậy hay không; đọc để hiểu toàn bộ nội dung thông tin, đánh giá chất lượng bài viết, nội dung các bình luận; kiểm tra các hình ảnh, các video clip xem có bị cắt xén, chỉnh sửa; xem xét về bối cảnh xuất hiện thông tin với các sự kiện đã diễn ra và các hình ảnh kèm theo; tiếp tục đối chiếu, so sánh với các thông tin chính thống và các vấn đề xảy ra ngoài thực tế cuộc sống; khi cần thiết có thể hỏi ý kiến mọi người xung quanh hoặc các chuyên gia để từ đó xác định chính xác tịn tức thật hay fake news.
- Khi đã xác định chính xác hoặc nghi ngờ thông tin nhận được là tin tức giả, tuyệt đối không like, share tới những người khác trên công đồng mạng cũng như ở ngoài xã hội. Với những thông tin lừa đảo, thất thiệt, xấu độc cần mỗi người chúng ta kiên quyết vạch mặt, ngăn chặn, đấu tranh, phản bác; cảnh báo cho mọi người biết để đề phòng và báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý.
- Tích cực đưa, chia sẻ những thông tin tốt, thông tin chính thống; những tin, bài phản ánh về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, truyền thống quê hương, đất nước... để lan toả các giá trị tốt đẹp, nhân văn trong toàn xã hội; lấy các tốt át cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực.
* Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng mạng xã hội, xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật của các tầng lớp nhân dân để không còn các hành động tạo, phát tán, lan truyền tin tức giả; có đủ khả năng nhận biết tin tức thật, giả; không like, share tin tức giả mạo, thông tin sai sự thật để nhằm các mục đích khác nhau.
- Tăng cường quản trị, kiểm soát, kiểm duyệt thông tin của truyền thông xã hội, mạng xã hội; đặt ra các khuôn khổ pháp lý cho các nhà mạng đang hoạt động ở Việt Nam hoặc liên quan tới Việt Nam.
- Xây dựng cơ quan an ninh mạng và các nền tảng kỹ thuật cùng hệ thống luật pháp về thông tin và truyền thông tiên tiến, đủ mạnh để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, chặn đứng và đẩy lùi tin tức giả; dọn "rác rưởi" trên không gian mạng.
- Xử lý nghiêm khắc và không khoan nhượng với các cá nhân, nhóm người, tổ chức sản xuất, phát tán, lan truyền tin tức giả trên các phương tiện truyền thông nói chung và truyền thông mạng xã hội nói riêng, nhất là những kẻ tung tin thất thiệt, xuyên tác, lừa đảo và thông tin xấu độc gây dư luận xấu trong xã hội, xúc phạm đến nhân phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người hoặc gây thiệt hại về kinh tế, mất ổn định chính trị - an ninh, an toàn xã hội.
- Phát huy sức mạnh của của truyền thông chính thống bảo đảm cung cấp thông tin đúng, trúng, nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn, sắc xảo, kịp thời, có tính giáo dục, tính định hướng cao. Cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và lên tiếng kịp thời trước các vấn đề mới, nóng, các sự kiện, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, kẻ xấu hay lợi dụng nhòm ngó, nói xấu, xuyên tạc để tin tức giả không còn đất sống.
Yêu Tổ quốc trong lúc này còn thể hiện ở hành động không like, không share, không tin, không nghe, không hoảng loạn với tin tức giả. Hãy chặn đứng và loại bỏ fake news ra khỏi đời sống của chúng ta!

1 nhận xét:

  1. Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.

    Trả lờiXóa