Thực hiện chủ trương của Đảng, mùa Xuân năm 1975, với sức
mạnh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quân và dân ta bằng Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, đã thừa thắng xông tới, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng này đã khép lại cuộc kháng chiến
thần thánh của dân tộc ta ròng rã gần 1/3 thế kỷ (1945 – 1975) kể từ
khi thực dân Pháp nổ súng gây hấn trở lại Nam Bộ; trong đó, hơn 1/5
thế kỷ (1954 – 1975) chống đế quốc Mỹ can thiệp và xâm lược miền Nam.
Đó là mốc son đánh dấu cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta
dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng đã hoàn thành, thực hiện được những mục
tiêu vĩ đại: dân tộc độc lập, Tổ quốc thống nhất, nhân dân ta có
cuộc sống trong hòa bình, tự do và làm chủ đất nước. Cũng từ đây,
một trang sử mới đã mở ra, một nước Việt Nam của người Việt Nam, sạch
bóng quân xâm lược, đi vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng
cuộc sống mới.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là đại thắng của toàn
dân tộc; của đức hy sinh, lòng dũng cảm và trí tuệ Việt Nam kết tinh
bởi mưu lược sáng suốt, tầm nhìn chiến lược của Đảng và ý chí anh
hùng, bất khuất của nhân dân ta. Với niềm tin “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do!” và hành động muôn người như một, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”, chúng ta đã
làm nên chiến thắng. Sự sống mạnh hơn cái chết. Chính nghĩa đẩy lùi
phi nghĩa. Đó là chiến thắng của cái thiện lớn nhất đối với
cái ác lớn nhất trong thời đại ngày nay. Dân tộc Việt Nam với chiến
công của mình đã đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế
giới chống Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chiến đấu cho sự tồn
tại của mình mà cũng vì sự tồn tại của các dân tộc khác; vì độc
lập – tự do – hạnh phúc, xứng đáng với quyền sống, quyền tự quyết
để khẳng định và bảo vệ phẩm giá làm người. Chứng kiến sự kiện
có một không hai này trong lịch sử anh hùng và bi tráng của Việt Nam
trong thế kỷ XX, cả loài người tiến bộ và bạn bè của chúng ta ở
khắp năm châu bốn biển đều thấy rõ, chiến thắng này không chỉ đem
lại hòa bình, độc lập, thống nhất cho Việt Nam mà còn có sức mạnh
cổ vũ các dân tộc đấu tranh cho tự do và công lý, thức tỉnh lương tri
của nhân loại.
Sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước là kết quả của sự phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại. Sức mạnh dân tộc được tạo ra bởi đại đoàn kết toàn dân tộc,
được nuôi dưỡng bởi ngọn nguồn văn hóa Việt Nam, lịch sử anh hùng,
bất khuất trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sức mạnh ấy
được tiếp nối, phát huy cao độ và thăng hoa trong thời
đại Hồ Chí Minh – thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Ở thời khắc lịch sử đó, ngày 30-4-1975, tự đáy lòng
của mỗi người dân Việt Nam yêu nước và tự hào dân tộc đã cất lên
tiếng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” để cùng tưởng nhớ
công lao to lớn của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm tin mãnh liệt vào
sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc đã nhận định đúng đắn, chính xác: Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua nhiều
gian khổ, hy sinh nhưng nhất định chúng ta sẽ đến ngày thắng lợi hoàn
toàn. Cách mạng Việt Nam nhất định thắng. Đế quốc Mỹ xâm lược nhất
định thua; “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dự báo, trù tính
và niềm tin đó của Người đã truyền cảm, là chỉ dẫn cho toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân hành động và đã thành hiện thực. Để hôm nay đất nước vững
bước trên con đường lớn của lịch sử: độc lập dân tộc và CNXH.
Rõ ràng là, chiến thắng lịch sử 30-4-1975 như một
kỳ tích, một huyền thoại mang tầm vóc thời đại ở thế kỷ XX. Đó là
sự thật không gì có thể bác bỏ và phủ nhận được! Đúng như Đại hội IV
của Đảng nhận định: “…thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói
lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại
của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc”.
Hơn 40 năm đã trôi qua, kể từ ngày miền Nam được hoàn
toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, thời gian càng lùi xa, thì
Chiến thắng 30-4-1975 của dân tộc Việt Nam càng nổi bật tầm vóc và ý
nghĩa lịch sử của nó. Các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận đầy
đủ và sâu sắc hơn giá trị và bài học của chiến công chói lọi này.
Hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, nhân dân Việt Nam luôn thiết tha
với hòa bình, khát vọng tự do và hạnh phúc, không bao giờ mong muốn
chiến tranh. Nhưng, vì sinh mệnh và sự tồn vong của dân tộc, cũng vì
nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà nhân dân ta, cả hai
miền Nam – Bắc, tiền tuyến và hậu phương buộc phải cầm súng quyết
chiến đấu và quyết chiến thắng. Để hôm nay mọi người Việt Nam được sống
trong hòa bình, tự do mưu cầu hạnh phúc, phát triển, bạn bè quốc tế đến làm ăn,
sinh sống, thăm thú trong thanh bình, điều đó chẳng quý lắm sao? Có được hòa
bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải trả bằng máu và nước mắt, nên chúng ta
rất thấm thía giá trị này. Ai đó, vì bất cứ lý do gì, gây mất ổn định, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là có tội với đất nước, với anh linh
của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chiến thắng 30-4-1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm
tự hào của mỗi người Việt Nam, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Nhưng đâu đó, vẫn cất lên tiếng nói từ những người mang ý thức hệ xa
lạ với nhân dân và dân tộc mình, coi đó là ngày “quốc hận” – một
cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch sử, đi ngược lại tinh
thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta; tự reo rắc hận
thù, chia rẽ, ngược với trào lưu lịch sử. Song, sự thật những gì diễn
ra ở miền Nam suốt hai thập kỷ đã tự nó nói lên tất cả về cái tồn
tại trong quá khứ của chính thể Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên. Đã
không có độc lập, tự chủ thì chỉ là lệ thuộc. Giải phóng miền Nam,
xóa bỏ một trật tự lỗi thời, một sản phẩm trái mùa của lịch sử
là một thắng lợi của chính nghĩa, đem lại độc lập, tự do thật sự cho
nhân dân. Nuối tiếc cái đã lùi vào dĩ vãng để gieo rắc ý thức
“quốc hận” là xa lạ với chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan
điểm đó nếu không phải là sự nuôi dưỡng, kích động sự thù địch,
chia rẽ dân tộc một cách có chủ đích thì cũng là một nhận thức mơ
hồ về sự thật lịch sử, đều tiếp tay cho kẻ thù, có hại cho tinh
thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc, cần phải phê phán. Đó là điều
thứ hai cần nói tới trong tư duy phê phán của chúng ta.
Chiến thắng 30-4-1975 là kết quả tiệm tiến và nhảy vọt của
biết bao tích lũy, trải nghiệm, hy sinh của cả dân tộc, của các thế hệ, của sức
mạnh tổng hợp và tổng lực của toàn dân, toàn quân. Đó là một tất yếu, sự lựa
chọn của lịch sử dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam, vì đã có đường lối cách
mạng đúng đắn. Sẽ không có thành công nào, khi mà đường lối, chính sách đi
ngược lại nguyên vọng, lợi ích của nhân dân. Đó là thực tế. Tỏa sáng từ Chiến
thắng đó ta thấy, không có sự lãnh đạo của Đảng, được dẫn dắt bởi thiên
tài tư tưởng Hồ Chí Minh, không thể có thành quả chiến thắng và cơ đồ
sự nghiệp như ngày nay. Đó là điều thứ ba cần phải nhấn mạnh
trên tinh thần trọng sự thật và lẽ phải.
Ngày nay, đất nước ta đã đi qua chặng đường đổi mới
hơn 30 năm. Chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc cũng
đã hơn 40 năm. Các thế hệ sinh thành trong bối cảnh ấy đã tận hưởng
giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc mà các thế hệ cha
anh đã phải hy sinh bằng máu của mình. Thế và lực của Việt Nam đang
ở vào thời kỳ sung sức đầy triển vọng. Đổi mới nhằm đạt tới “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như tâm nguyện của Bác
Hồ. Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, hơn lúc nào hết dân chủ –
đoàn kết – đồng thuận là động lực cho sự phát triển của nước ta, cho
dân tộc Việt Nam vươn tới trình độ một dân tộc thông thái, xã hội Việt
Nam là một xã hội văn hóa cao. Cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn
luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh hơn nữa công cuộc
xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) để Đảng luôn
xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo.
Chiến thắng 30-4-1975 sẽ mãi mãi tiếp thêm năng
lượng, tinh thần, phát huy các giá trị sáng tạo, cổ vũ nhân dân và
dân tộc ta đi tới, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa trong
công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
CÔNG
NHÂN
Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Trả lờiXóa