Thời gian qua có nhiều dư luận trái chiều
khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định tạm ngừng xuất
khẩu gạo. Nhiều ý kiến đồng tình với quyết định của Thủ tướng để
bảo đảm an ninh lương thực và ổn định tâm lý nhân dân trong tình hình
diễn ra dịch bệnh kéo dài. Nhưng cũng có nhiều ý kiến không đồng
tình, cho rằng hiện nay lượng dự trữ lúa gạo của nước ta nhiều; ngừng
xuất khẩu sẽ gây khó khăn, thiệt hại cho nông dân và các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo; cần tranh thủ thời cơ để xuất khẩu lúa, gạo với giá
cao để thu về ngoại tệ cho đất nước.
An ninh lương thực là vấn đề chiến lược,
liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng, nhất là trong bối
cảnh đại dịch Covid-19; hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long kéo dài; các quốc gia khác đã phong tỏa và tăng cường
dự trữ lương thực.
Trong tình hình hiện nay, quyết định của
Thủ tướng chính phủ rất đúng đắn, kịp thời, có tính chiến lược.
Việc ổn định nguồn và bình ổn giá lương thực có ý nghĩa quan trọng
với người dân trong giai đoạn cách ly toàn xã hội để tập trung chống
dịch như hiện nay. Quyết định tạm dừng xuất khẩu trong 2 tháng là
phù hợp với tình hình, có thời gian để các Bộ, ngành, địa phương
tổng hợp, đánh giá tình hình, đề xuất các biện pháp phù hợp, hiệu
quả hơn; có thể thời gian sau giá lương thực thế giới còn cao hơn
hiện nay. Nhà nước sẽ có các chính sách phù hợp để hỗ
trợ nông dân và các doanh nghiệp để thực hiện quyết định trên. Có
thể thấy các ý kiến phản biện chỉ mang tính một chiều, chưa mang
tính khách quan, tổng thể đối với cả đất nước, xã hội.
Quan điểm của Thủ tướng, việc xuất khẩu
gạo trong bối cảnh hiện nay cần xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, trước
hết cần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh. Xuất
khẩu để tăng nguồn thu nhưng cần phải bảo đảm đủ lượng gạo dùng
trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo,
gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong đời sống xã hội.
Để bảo đảm thực hiện chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cần tổ chức thu mua đủ số lượng dự trữ
theo chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020, có thể mua dự trữ tăng thêm để tạo
điều kiện thuận lợi cho nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng
miền để tăng năng xuất và sản lượng lúa, bảo đảm đủ nhu cầu lương
thực trong nước. Bộ Công thương rà soát lại lượng dự trữ quốc gia,
trong dân và các doanh nghiệp để đề xuất với chính phủ khả năng xuất
khẩu phù hợp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương tăng
cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tích trữ,
gây khó khăn giả tạo./.
HCKT
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa