Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

NÂNG CAO BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỦNG CỐ VỮNG CHẮC TRẬN ĐỊA TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI; TÍCH CỰC THAM GIA ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA



                                                                                             
Bản lĩnh chính trị là yếu tố cơ bản, then chốt tạo nên sức mạnh chiến đấu, giữ vai trò chủ đạo định hướng, thúc đẩy hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ. Trước âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội hiện nay, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng là nội dung, biện pháp cơ bản, quan trọng, cấp bách hàng đầu của công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ lật đổ làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong Quân đội. 

Mặt khác, hiện nay trên mặt trận tư tưởng, văn hóa đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc hết sức nóng bỏng, quyết liệt và phức tạp. Do vậy, để xứng đáng là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân, lực lượng nòng cốt, tiên phong trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ lật đổ, tất yếu Quân đội phải chủ động, tích cực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Yêu cầu phải xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị thực sự kiên định, vững vàng; củng cố trận địa tư tưởng trong quân đội thực sự vững chắc; nâng cao tính chiến đấu, tính khoa học và sức thuyết phục của công tác tư tưởng, lý luận. Bảo đảm cho Quân đội, đơn vị có đủ khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” để “tự bảo vệ”; thực sự “tinh nhuệ” về chính trị, có khả năng “răn đe về chính trị” và chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch. Để đạt được yêu cầu đó cần thực hiện tốt những nội dung biện pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tư tưởng. Là chủ thể lãnh đạo, hạt nhân chính trị ở cơ quan, đơn vị, các cấp ủy, tổ chức đảng cần phải coi lãnh đạo công tác tư tưởng là nhiệm vụ hàng đầu; không “khoán trắng” cho cơ quan chính trị, cán bộ chính trị. Trong từng giai đoạn cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động công tác tư tưởng cụ thể, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ lật đổ. Thường xuyên đánh giá đúng tình hình chính trị, tư tưởng, xác định rõ nguyên nhân hạn chế, yếu kém, dự báo khả năng, chiều hướng phát triển xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác tư tưởng, giáo dục nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, củng cố trận địa tư tưởng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, nắm chắc và giải quyết đúng đắn, kịp thời, dứt điểm những diễn biến tư tưởng phức tạp, những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh. Lãnh đạo, phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng, các loại hình và các mặt của công tác tư tưởng tạo thành sức mạnh tổng hợp tiến hành công tác tư tưởng đem lại kết quả thiết thực. Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của cơ quan chức năng, lực lượng chuyên trách và đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tư tưởng, lý luận. Chú trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận phục vụ công tác giáo dục chính trị và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, ý luận
Hai là, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị trong Quân đội. Giáo dục chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; là một nội dung rất quan trọng của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, qua đó nâng cao nhận thức, xây dựng bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Để thực hiện vấn đề trên cần thực làm tốt các nội dung biện pháp sau:
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Trước sự biến đổi, phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội; sự biến đổi, phát triển của cả chủ thể, đối tượng, lực lượng, phương tiện và môi trường tiến hành,... đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong quân đội. Về nội dung cần tập chung giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ nghĩa yêu nước, bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng và Quân đội. Thông qua đó củng cố lòng tin của cán bộ, chiến sĩ vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Giáo dục âm mưu, thủ đoạn, tính nguy hại của "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ lật đổ, tình hình nhiệm vụ cách mạng; trách nhiệm công dân, quân nhân cách mạng,… Qua đó xây dựng cho cán bộ, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức rõ đúng, sai, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để địch lôi kéo, lợi dụng; có khả năng “đề kháng”, tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh. Để đạt được mục tiêu đó, cần căn cứ vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đổi mới và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp giáo dục lý luận chính trị đem lại hiệu quả thiết thực. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” của Tổng cục Chính trị.
Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị, tư tưởng, tăng cường kỷ luật đi đôi với thực hiện tốt dân chủ và xây dụng môi trường văn hoá trong Quân đội. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, duy trì có nề nếp, chế độ để nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị, tư tưởng. Chú trọng phát huy tự do tư tưởng, quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ trong sinh hoạt chính trị, tư tưởng; đồng thời kết hợp chặt chẽ với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan, đơn vị quân đội.
Ba là, quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, chủ động ngăn chặn những tác động tiêu cực và định hướng tư tưởng cho bộ đội. Hiện nay, bộ đội có điều kiện tiếp xúc và chịu sự tác động nhiều chiều của các mối quan hệ, các nguồn thông tin cả tác động tiêu cực từ xã hội và sự phá hoại của của địch. Do đó, cán bộ, chiến sĩ dễ bị lây nhiễm tư tưởng, văn hóa xấu độc, dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng. Vì thế cần thường xuyên có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, nắm chắc các quan hệ xã hội của quân nhân để có cơ sở phân tích diễn biến tư trưởng và giải quyết kịp thời, đúng đắn, dứt điểm những diễn biến tư tưởng phức tạp, những vấn đề mới nẩy sinh. Nhạy bén, tỉnh táo trước những thủ đoạn, luận điệu của địch và những tác động tiêu cực từ bên ngoài để kịp thời ngăn ngừa và định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Kiên quyết không để thông tin sai lệch, dư luận xấu, văn hoá phẩm độc hại xâm nhập, phát tán vào cơ quan, đơn vị; đồng thời, tích cực phòng, chống, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, không để bị động, bất ngờ về diễn biến tư tưởng.
Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; củng cố vững chắc trận địa tư tưởng trong Quân đội phải được quán triệt và thực hiện trong quá trình giáo dục, huấn luyện, xây dựng đơn vị; phải gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và các mặt công tác khác. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa toàn diện và trọng điểm, hết sức coi trọng các bộ phận hoạt động nhỏ lẻ, xa cơ quan, đơn vị và khi có nhiệm vụ đột xuất. Sử dụng đa dạng các hình thức, biện pháp quản lý tư tưởng, như: kết hợp quản lý của tổ chức với tự quản lý của quân nhân; phối hợp với cơ quan chức năng, địa phương, gia đình; phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong quản lý tư tưởng, quan hệ xã hội của quân nhân...
Bốn là, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; giữ vững sự ổn định chính trị, tư tưởng trong Quân đội. Trên cơ sở nâng cao trình độ nhận thức về lý luận chính trị cho cán bộ, chiến sỹ, cấp ủy, tố chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Động viên và phát huy vai trò của cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ, giáo viên, các nhà khoa học ....phối hợp với các lực lượng liên quan tích cực đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Làm rõ, khẳng định bản chất cách mạng và khoa học cũng như vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bằng lý lẽ sắc bén, cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục với mục đích nhân văn cao cả, kiên quyết bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, đập tan mọi luận điệu sai trái, phản động, vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh, đồng thời có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc. Chú trọng giáo dục, bồi dưỡng khả năng chọn lọc, cảm thụ các giá trị văn hóa và khả năng “đề kháng” trước cái xấu, cái tiêu cực, lạc hậu. Nắm vững, thực hiện tốt phương châm chủ động, tích cực; kết hợp chặt chẽ xây và chống, lây xây là chính; phòng ngừa kết hợp với đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Chủ động, nhạy bén nắm và dự báo tình hình, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp đấu tranh; kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách; kết hợp giải quyết tư tưởng với đấu tranh tư tưởng. Phát huy tinh thần “kiên quyết, nhạy bén, chủ động, kịp thời, liên tục và triệt để” trong quá trình đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa./.
                                                                                                     Dân quân

1 nhận xét: