Một chiến dịch bôi nhọ Nga đang được phát động ở châu Âu, vì Moscow bị cho là có mưu đồ khi giúp Italy chống Covid-19
Khủng hoảng niềm tin của phương Tây đối với Nga trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19, khi sự hoài nghi đối với mọi động thái của Moscow đã xuất hiện ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Nếu tại xứ cờ hoa, chính quyền Tổng thống Putin bị cho là đang xây dựng thuyết âm mưu, dùng Covid-19 để làm suy yếu Mỹ-phương Tây, thì tại lục địa già, Moscow bị cho là thực hiện trò "chính trị hoá nhân đạo", dùng Covid-19 làm rệu rã EU-NATO.
Nếu như tại Mỹ, giới tinh hoa Mỹ đang có những hoạt động nhằm chống lại cái họ gọi là "trục ác" do Moscow cầm đầu để phá thuyết âm mưu của Putin, thì tại Châu Âu, giới chính trị EU đang có chiến dịch bôi đen nghĩa cử của Nga giúp Italy chống dịch Covid-19.
Sputnik ngày 30/3 đưa tin, các nhà lập pháp EU đang phát động một chiến dịch bôi nhọ nước Nga, khi cho rằng Moscow ấp ủ mưu đồ chính trị trong hỗ trợ Italy chống dịch Covid-19, dù không đưa ra chứng cứ lý giải cho cáo buộc này.
Ba nghị sĩ Đức tại Nghị viện Châu Âu gồm Serge Lagodinsky, Alexandra Geese và Viola von Cramon-Taubadel, đại diện cho các nhà lập pháp EU đang phát động một chiến dịch làm mất uy tín của Nga trong việc giúp đỡ Italy.
"Chúng tôi yêu cầu quý vị chú ý và khẩn trương hành động tập trung khi đối mặt với các nước đối nghịch có tham vọng địa chính trị từ cuộc khủng hoảng hiện nay. Chúng tôi rất quan tâm đến những nỗ lực tuyên truyền của Nga...
Đối với hầu hết chúng ta, khi quan sát kỹ tình hình sẽ nhận thấy có một nỗ lực cố làm suy yếu EU và gieo rắc sự ngờ vực trong dân chúng địa phương cũng như các nước láng giềng đối với EU, nghi ngờ giá trị và thể chế dân chủ".
Theo các nhà lập pháp EU thì những nỗ lực của chính quyền Nga gây ra mối đe dọa đối với sự thống nhất và ổn định của Liên minh châu Âu, điều tối quan trọng và cực kỳ cần thiết đối với EU trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Điều đó được Lực lượng đặc nhiệm East StratCom nhận diện qua chiến lược tuyên truyền của Moscow làm sai lệch thông tin, tạo ngờ vực trong nội bộ. Và hậu quả là không những cản trở EU vượt qua đại dịch, mà còn khiến EU chia rẽ trong tương lai.
Trước đó, ngày 18/3, Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu đã công bố một tài liệu chứng minh Nga đã phát động "chiến dịch làm sai lệch thông tin" nhằm làm trầm trọng thêm tình hình đại dịch Covid-19 ở Âu-Mỹ.
Lực lượng đặc nhiệm East StratCom, thuộc Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu, được yêu cầu tập trung vào việc tuyên truyền các chính sách của EU và qua đó đã nhận diện được sự sai lệch trong chiến lược tuyên truyền của Nga về Covid-19.
Theo giới chính trị EU có tư tưởng bài Nga, từ sai lệch trong chiến lược tuyên truyền của Moscow về dịch Covid-19 đã gây ngộ nhận cho nhiều nước EU, trong đó có Italy và đây được xem là lý do Rome nhờ Moscow hỗ trợ chống đại dịch Covid-19.
Như vậy, Nga giúp Italy chống đại dịch Covid-19 không hề vô tư và nhân đạo như họ tuyên bố, mà hành động này chỉ là che đậy mưu đồ của Moscow, đó là "chính trị hoá nhân đạo". Vì vậy, cần phát động một chiến dịch lật tẩy chiêu trò của Putin.
Sự vô ơn của những kẻ vô tâm hay nỗi sợ hãi của những kẻ thất phu?
Dư luận còn nhớ, ngày 19/10/2017, tại phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ Valdai, Tổng thống Putin đã phát biểu : "Sai lầm chính yếu của chúng tôi về phương Tây là chúng tôi đã tin tưởng họ quá nhiều".
Thực ra, giữa Nga và phương Tây có nhiều bất đồng sau khi thực thể này kế thừa Liên Xô, song khi người đứng đầu nhà nước Nga cho rằng xác lập niềm tin chiến lược với phương Tây là sai lầm lớn nhất của Nga thì vấn đề đã rất nghiêm trọng.
Phát biều của người đứng đầu Điện Kremlin được nhận diện không phải là cảm xúc nhất thời hay là nỗi thất vọng trước sự cô lập của Mỹ-phương Tây đối với Nga, mà đó là sự đúc rút từ thực tế trong quá trình tương tác, dù hợp tác hay đối đầu.
Một là, phương Tây nói và làm hoàn toàn trái ngược nhau, trong đó nguy hại nhất là phương Tây luôn làm những điều mà chính họ lên án, làm tái sinh chính những gì họ phá bỏ, qua đó cho thấy bản chất hai mặt của họ không hề thay đổi.
Điều đó cho thấy, phương Tây không những không có sự tôn trọng đối với Nga, mà không tôn trọng ngay chính họ. Với thực tế như vậy, đặt niềm tin vào phương Tây là hoàn toàn sai lầm và phải nhận hậu quả.
Hai là, phương Tây đã lãng quên những giá trị lịch sử, thậm chí có hành động và ủng hộ hành động bôi nhọ lịch sử, xem lịch sử cơ sở cho những xung đột, gây tác hại cho thế giới và cho chính họ.
Phương Tây không xem trọng lịch sử, thậm chí ủng hộ những kẻ cực đoan giương súng bắn vào lịch sử. Sự lệch pha trong quá khứ được phương Tây kéo dài sang cả hiện tại và tương lai. Vì vậy, Nga dành niềm tin cho phương Tây là sai lầm lớn.
Ba là, phương Tây bảo thủ nên không theo kịp sự đổi thay của thực tiễn, song khi có sự lệch pha thì phương Tây lại xem các thực thể khác là thủ phạm gây bất ổn cho họ và từ đó có những động thái thù địch, kéo lùi lịch sử.
Nguyên tắc tự do - dân chủ đã trở nên khiên cưỡng với nhiều cấu trúc xã hội trong thế giới phương Tây và đang bị thẩm định lại, tuy nhiên phương Tây vẫn xem đây là giá trị bất biến, từ đó xem sự lệch pha là hành động phá hoại của thế lực đối nghịch.
Khi Liên Xô tan rã, phương Tây không thay đổi thái độ thù địch với Nga, song chính phương Tây cũng không thay đổi chính mình trong khi thế giới liên tục thay đổi, khiến đối trọng Nga - phương Tây ngày càng gia tăng và Nga bị cho là tác nhân, thủ phạm.
Như vậy, khi đã cho rằng xác lập niềm tin chiến lược với phương Tây là sai lầm lớn nhất của nhà nước Nga, Tổng thống Putin thừa hiểu việc Nga hỗ trợ Italy chống đại dịch Covid-19 không dễ gì được nhìn nhận là hành động vì đại nghĩa.
Tuy nhiên, không vì chính quyền Nga phải đối diện với sự bất nhẫn như vậy mà nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga bỏ mặc người dân Italia vẫy vùng trong cơn hoạn nạn, rồi rơi vào tuyệt vọng trong ranh giới tử-sinh.
Quan điểm đó được thể hiện rõ qua lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova rằng, Nga quyết định giúp đỡ Italy không phụ thuộc vào bối cảnh chính trị cũng như quan điểm về quan hệ quốc tế, mà chỉ vì lòng trắc ẩn” với nhân dân Italy.
“Nga quyết định làm như vậy, dù biết trên thế giới chưa chắc đã có ai sẵn sàng chìa bàn tay đúng thời điểm Italy đang cần... Nga có khả năng giúp đỡ các nước khác với sự thấu hiểu được nỗi đau mà người dân ở quốc gia ấy đang phải gánh chịu”.
Rõ ràng, biết trước việc mình làm sẽ có thể gây ra phiền toái cho chính mình, nhưng vẫn cứ làm vì nghĩa cử cao đẹp giúp người và cứu người. Đây chỉ có thể là suy nghĩ và hành động của đấng trượng phu.
Hành động của đấng trượng phu sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ, gây nên nỗi hoảng sợ cho kẻ thất phu. Vì vậy, theo giới phân tích, chiến dịch bôi nhọ Nga vì giúp Italy chống dịch Covid-19 không hẳn là sự vô ơn, mà là nỗi hoảng sợ trước "hiệu ứng Putin".
Thiên Sương
Bài viết rất hay, lập luận sắc bén
Trả lờiXóa