Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Việt Nam thực hiện tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo



Dân tộc và tôn giáo là hiện tượng của xã hội được phát triển lâu dài trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Quan hệ dân tộc và tôn giáo là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có liên quan trực tiếp đến sự thống nhất và ổn định chính trị- xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực hiện tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo là mục tiêu của cách mạng XHCN. Thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến xây dựng mối quan hệ dân tộc và tôn giáo và dã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật trên những vấn đề sau:
Thứ nhất, các tôn giáo cơ bản đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân với phương châm “tốt đời đẹp đạo”
Trong lịch sử cũng như hiện tại nhìn chung, các tôn giáo ở Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo đều đoàn kết góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, các tôn giáo kể cả tôn giáo ngoại nhập đều biến đổi phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội, nhất là truyền thống của văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó là: Dân tộc và tôn giáo gắn kết với nhau trên cơ sở cộng đồng lãnh thổ
Ở Việt Nam khi mà phần lớn các tộc người và các tôn giáo đan xen, ít có tộc người nào, tôn giáo nào có lãnh thổ riêng biệt. Điều này là một trong những thuận lợi trong xây dựng, bảo vệ lãnh thổ cộng đồng lãnh thổ chung quốc gia cũng như xây dựng khối đoàn kết lương giáo, đoàn kêt toàn dân. Tuy nhiên đặc điểm này nếu không được sử lý tốt sẽ dẫn tới mất đoàn kết các tộc người theo tôn giáo khác nhau khi họ sống trên cùng một địa bàn. Dân tộc và tôn giáo gắn kết về cộng đồng ngôn ngữ: Phần lớn các tộc người ở Việt Nam theo các tôn giáo lớn (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo…) đều lấy tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Chỉ có một số tộc người thiểu số có sử dụng ngôn ngữ của tộc người mình trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Dân tộc và tôn giáo gắn kết với nhau về cộng đồng văn hóa:Các tôn giáo có giáo lý, cách tu tập khác nhau, nhưng luôn thấm đẫm bản sắc văn hóa của người Việt Nam trong ăn, ở, sinh hoạt, tập tục. Ngày nay, các tôn giáo luôn có ý thức “cải tạo giáo hội” theo chiều hướng ngày càng đồng hành cùng dân tộc. Các tôn giáo có xu hướng nhập thế để phù hợp với hiện thực xã hội ngày nay (ít lễ lạy hơn; hướng vào lao động sản xuất…).
Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng ở Việt Nam, thời gian qua đã thực hiện tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân.


1 nhận xét: