Đến
giờ, có lẽ không cần phải trích dẫn thêm những bài viết của báo chí nước ngoài
về phong cách chống dịch hiệu quả đúng kiểu "con nhà nghèo" của Việt Nam.
Financial Times của Mỹ, Die Welt của Đức, EFE của Tây Ban Nha… đều đã bày tỏ sự
khâm phục. David Hutt mở đầu bài viết của mình như sau: “Thông qua việc đóng
biên sớm và hiệu quả, sự minh bạch hiếm thấy và những hành động ngoại giao
Covid-19 mang tính chiến lược, Việt Nam đang dần trở thành một quốc gia chiến
thắng thời hậu đại dịch”. Đấy là “đối nội”, còn “đối ngoại” thì sao?
Với
đương lối đối ngoại nhất quán của mình, Việt Nam đã chứng tỏ cho thế giới thấy
họ là một người bạn có trách nhiệm và đáng tin cậy. Giữa lúc phải huy động tối
đa các nguồn lực để dập dịch, Việt Nam vẫn ra sức để hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi Covid-19. Và lời cám ơn đã vang lên từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nga, Tây Ban Nha,
Italia, Pháp, Đức, Anh và hai người láng giềng thân cận: Lào và Campuchia.
GS
Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế,
chỉ ra: “Năm quốc gia châu Âu: Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Đức, Anh vốn đã đàm
phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong những năm gần đầy. Và
cách Việt Nam ứng xử cho thấy họ thật sự coi trọng “tình bạn” này”.
Trên
Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cám ơn “những bằng hữu ở Việt Nam” đã hỗ
trợ sản xuất 450.000 bộ quần áo bảo hộ. Việc nới lỏng thủ tục, co giãn chính
sách trong đại dịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ với
các nước bạn. Việt Nam cũng đã đóng góp rất nhiều khẩu trang, nước rửa tay và
trang thiết bị y tế đến các quốc gia khác, đặc biệt là hai bằng hữu thân cận
Lào và Campuchia.
Alexander
Vuving, giáo sư tại Daniel K Inouye, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái
Bình Dương ở Honolulu, Hawaii, nhận định: “Đại dịch Corona là cơ hội tuyệt vời
để Việt Nam tăng cường quyền lực mềm, vì nó cho thấy sự hào phóng của họ với cộng
đồng quốc tế”.
Nghèo
mà vẫn hào phóng, điều ấy mới thật sự đáng quý. Có thể thấy Việt Nam đã cho thấy
một cách ứng xử lịch thiệp. Không ồn ào, trịch thượng, không cần đổi viện trợ lấy
bất kỳ điều gì khác, hoặc lợi dụng viện trợ để tuyên truyền những vấn đề khác,
Việt Nam cứ im lặng và làm. Trong lúc có nước trống giong cờ mở quảng cáo hàng
viện trợ, lợi dụng vào đó để tuyên truyền những vấn đề trái luật pháp quốc tế
thì Việt Nam âm thầm chuyển đến 88.000 khẩu trang và vật dụng y tế. Ngoại trưởng
Italia Luigi Di Maio trong lúc yêu cầu nước ồn ào quảng cáo hàng viện trợ ngưng
phát tán fake news thì lại viết lá thư cám ơn chân thành đến người đồng cấp ở
Việt Nam là Phạm Bình Minh.
Với
hành động đẹp, ý nghĩa vừa qua, chắc chắn vị thế của Việt Nam sẽ được nâng lên
trong con mắt của bạn bè quốc tế. Khó khăn trong nước do giãn cách xã hội có thể
bị ảnh hưởng, nhưng nhiều cơ hội đang rộng mở cho Việt Nam sau cơn đại dịch.
Việt
Nam sẽ đi lên bằng tình bạn và lòng chân thành. Đó là thứ không thể mua bằng tiền.
Việt Nam chiến thắng.
Hải Đăng
Hải Đăng
Việt Nam rất có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế, được các nướ đánh giá cao
Trả lờiXóa