Người Việt Nam ta vốn có phẩm chất, truyền thống “thương người như thể thương thân”, sẵn sàng tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”. Thế nên mỗi khi vùng, miền nào bị thiên tai, hoạn nạn là cả nước lại hướng về, cùng tương trợ, giúp đỡ đồng bào vượt qua gian khó. Lần này cũng vậy, khi bão lũ, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người và của ở miền Trung, không chỉ Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội đều nỗ lực vào cuộc, khẩn trương ứng cứu nhân dân, mà đồng bào cả nước cũng tích cực giúp đỡ nhân dân miền Trung bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Đây là một việc làm rất đáng trân trọng, hoan nghênh, được dư luận ghi nhận, đánh giá cao. Có lẽ bản thân những “người của công chúng” khi đứng ra quyên góp làm việc thiện cũng xuất phát từ tấm lòng nhân ái. Họ phát huy lợi thế được nhiều công chúng mến mộ để kêu gọi cộng đồng ủng hộ nhằm giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, chứ không phải để “cạnh tranh” với trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan chức năng, bởi mỗi tổ chức, cá nhân có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau và mọi sự so sánh đều khập khiễng. Đáng báo động là một số đối tượng cố tình lợi dụng sự việc này để suy diễn, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước bằng những luận điệu nguy hiểm, như: Một cá nhân làm việc thiện hiệu quả hơn tất cả các cơ quan Nhà nước; cần giải tán các cơ quan làm công tác cứu trợ; thậm chí còn kích động “Đảng, Nhà nước rất thờ ơ”; đừng tin vào cán bộ, đảng viên...
Những đối tượng này cố tình đưa lên mạng xã hội một số vụ việc cán bộ cơ sở có cách làm chưa hợp lý hoặc phạm sai lầm khi lạm dụng quyền hạn để sử dụng tiền, hàng cứu trợ sai mục đích từ nhiều năm trước để minh chứng cho nhận định đó. Từ đó, họ cho rằng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội đã làm nhân dân mất niềm tin và cần phải giải thể để trao nhiệm vụ tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ cho các tổ chức xã hội dân sự. Mục đích cuối cùng của những đối tượng này không gì khác là thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong thực tế, một số cán bộ, công chức có hành vi đáng lên án ấy chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” và các cơ quan chức năng đã rất kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Từ sự việc trên có thể thấy, trên mạng xã hội hiện đang xuất hiện một số người có tư tưởng cực đoan, họ đang lợi dụng vào các sự kiện, sự việc để cố tình bôi nhọ, hòng phủ nhận sạch trơn sự quan tâm, chăm lo, cùng với những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, cũng như công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta suốt những năm qua.
Sự thật không thể phủ nhận một thực tế hiển nhiên mà phần lớn người dân cả nước, bạn bè quốc tế đã biết, đó là công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước, quân đội đặc biệt quan tâm, không chỉ khi thiên tai xảy ra mà từ việc chủ động phòng ngừa. Chúng ta đã sớm ban hành các chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược về phòng, chống thiên tai và chống biến đổi khí hậu; đầu tư rất lớn cho nhiệm vụ này. tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở tất cả các cấp chính quyền, các địa phương, luôn chủ động chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” là: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ; đồng thời, thường xuyên tổ chức luyện tập, diễn tập để sẵn sàng ứng phó hiệu quả với mọi tình huống thiên tai. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố cũng luôn được triển khai bài bản, đồng bộ.
Từ thực tiễn, mỗi khi có các vụ thiên tai lớn, nhỏ xảy ra ở các địa phương trong cả nước, trước khi nhân dân chung tay cứu trợ thì Nhà nước và các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, đặc biệt là các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang đã kịp thời có mặt để cứu giúp nhân dân vượt qua hoạn nạn. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng cán bộ, chính quyền các cấp không chỉ xông pha vào những vùng bão, lũ, sự cố hiểm nguy nhất, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh thân mình để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, mà còn nỗ lực giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, tổng dọn vệ sinh môi trường, tái thiết cuộc sống... Giá trị của những việc làm ấy không thể đong đếm được và càng không thể bị phủ nhận, so sánh bằng tiền. Chưa kể, chính những con người vượt qua mọi nguy hiểm để cứu giúp nhân dân, trực tiếp nhường cơm sẻ áo cho người dân trong hoạn nạn ấy, lại tiếp tục tự nguyện trích một phần tiền lương của mình để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào sớm vượt qua khó khăn, hoạn nạn với tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà thôi.
Để đất nước có được sự phát triển như hôm nay, song song với việc ban hành các cơ chế, chính sách, thực hiện chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đầu tư rất lớn để người dân các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, những nơi thường xảy ra thiên tai tập trung phát triển kinh tế-xã hội và vươn lên làm giàu. Chúng ta đều thấy rất rõ là, trước khi thiên tai xảy ra, ngoài việc các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dân; cử lực lượng giúp dân sơ tán, chằng chống nhà cửa, bảo vệ tính mạng và tài sản, thì các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và các địa phương cũng đi thị sát, kiểm tra và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại; triển khai ngay các phương án ứng cứu, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Thậm chí có không ít cán bộ, công chức trong và ngoài quân đội, cả cán bộ cấp cao đã anh dũng hy sinh ngay trong lúc ứng cứu nhân dân. Thế nên việc ai đó so sánh công lao của một vài cá nhân trong huy động tiền cứu trợ với những việc mà Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị-xã hội đã, đang và sẽ làm trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, để rồi quy chụp theo dụng ý xấu xa của cá nhân, không chỉ thể hiện sự thiển cận, mà còn là sự phản động khi cố tình phủ nhận công sức, vai trò của Đảng, Nhà nước, quân đội và các tổ chức chính trị-xã hội, nhằm hướng dư luận xã hội đi theo quán tính, phục vụ cho mục đích xấu xa của họ, đó là kích động, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá đất nước. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Nhưng những phát ngôn không đúng pháp luật với âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại đất nước thì cần phải kiên quyết đấu tranh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.
VHT.
CHỦ DỘNG CẢNH GIÁC VỚI KIỂU QUY CHỤP, SUY DIỄN
NGUY HIỂM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Người Việt Nam ta vốn có phẩm chất, truyền thống “thương người như thể thương thân”, sẵn sàng tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”. Thế nên mỗi khi vùng, miền nào bị thiên tai, hoạn nạn là cả nước lại hướng về, cùng tương trợ, giúp đỡ đồng bào vượt qua gian khó. Lần này cũng vậy, khi bão lũ, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người và của ở miền Trung, không chỉ Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội đều nỗ lực vào cuộc, khẩn trương ứng cứu nhân dân, mà đồng bào cả nước cũng tích cực giúp đỡ nhân dân miền Trung bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Đây là một việc làm rất đáng trân trọng, hoan nghênh, được dư luận ghi nhận, đánh giá cao. Có lẽ bản thân những “người của công chúng” khi đứng ra quyên góp làm việc thiện cũng xuất phát từ tấm lòng nhân ái. Họ phát huy lợi thế được nhiều công chúng mến mộ để kêu gọi cộng đồng ủng hộ nhằm giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, chứ không phải để “cạnh tranh” với trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan chức năng, bởi mỗi tổ chức, cá nhân có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau và mọi sự so sánh đều khập khiễng. Đáng báo động là một số đối tượng cố tình lợi dụng sự việc này để suy diễn, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước bằng những luận điệu nguy hiểm, như: Một cá nhân làm việc thiện hiệu quả hơn tất cả các cơ quan Nhà nước; cần giải tán các cơ quan làm công tác cứu trợ; thậm chí còn kích động “Đảng, Nhà nước rất thờ ơ”; đừng tin vào cán bộ, đảng viên...
Những đối tượng này cố tình đưa lên mạng xã hội một số vụ việc cán bộ cơ sở có cách làm chưa hợp lý hoặc phạm sai lầm khi lạm dụng quyền hạn để sử dụng tiền, hàng cứu trợ sai mục đích từ nhiều năm trước để minh chứng cho nhận định đó. Từ đó, họ cho rằng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội đã làm nhân dân mất niềm tin và cần phải giải thể để trao nhiệm vụ tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ cho các tổ chức xã hội dân sự. Mục đích cuối cùng của những đối tượng này không gì khác là thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong thực tế, một số cán bộ, công chức có hành vi đáng lên án ấy chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” và các cơ quan chức năng đã rất kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Từ sự việc trên có thể thấy, trên mạng xã hội hiện đang xuất hiện một số người có tư tưởng cực đoan, họ đang lợi dụng vào các sự kiện, sự việc để cố tình bôi nhọ, hòng phủ nhận sạch trơn sự quan tâm, chăm lo, cùng với những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, cũng như công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta suốt những năm qua.
Sự thật không thể phủ nhận một thực tế hiển nhiên mà phần lớn người dân cả nước, bạn bè quốc tế đã biết, đó là công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước, quân đội đặc biệt quan tâm, không chỉ khi thiên tai xảy ra mà từ việc chủ động phòng ngừa. Chúng ta đã sớm ban hành các chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược về phòng, chống thiên tai và chống biến đổi khí hậu; đầu tư rất lớn cho nhiệm vụ này. tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở tất cả các cấp chính quyền, các địa phương, luôn chủ động chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” là: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ; đồng thời, thường xuyên tổ chức luyện tập, diễn tập để sẵn sàng ứng phó hiệu quả với mọi tình huống thiên tai. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố cũng luôn được triển khai bài bản, đồng bộ.
Từ thực tiễn, mỗi khi có các vụ thiên tai lớn, nhỏ xảy ra ở các địa phương trong cả nước, trước khi nhân dân chung tay cứu trợ thì Nhà nước và các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, đặc biệt là các đơn vị quân đội, lực lượng vũ trang đã kịp thời có mặt để cứu giúp nhân dân vượt qua hoạn nạn. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng cán bộ, chính quyền các cấp không chỉ xông pha vào những vùng bão, lũ, sự cố hiểm nguy nhất, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh thân mình để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, mà còn nỗ lực giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, tổng dọn vệ sinh môi trường, tái thiết cuộc sống... Giá trị của những việc làm ấy không thể đong đếm được và càng không thể bị phủ nhận, so sánh bằng tiền. Chưa kể, chính những con người vượt qua mọi nguy hiểm để cứu giúp nhân dân, trực tiếp nhường cơm sẻ áo cho người dân trong hoạn nạn ấy, lại tiếp tục tự nguyện trích một phần tiền lương của mình để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào sớm vượt qua khó khăn, hoạn nạn với tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà thôi.
Để đất nước có được sự phát triển như hôm nay, song song với việc ban hành các cơ chế, chính sách, thực hiện chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đầu tư rất lớn để người dân các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, những nơi thường xảy ra thiên tai tập trung phát triển kinh tế-xã hội và vươn lên làm giàu. Chúng ta đều thấy rất rõ là, trước khi thiên tai xảy ra, ngoài việc các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dân; cử lực lượng giúp dân sơ tán, chằng chống nhà cửa, bảo vệ tính mạng và tài sản, thì các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và các địa phương cũng đi thị sát, kiểm tra và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại; triển khai ngay các phương án ứng cứu, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Thậm chí có không ít cán bộ, công chức trong và ngoài quân đội, cả cán bộ cấp cao đã anh dũng hy sinh ngay trong lúc ứng cứu nhân dân. Thế nên việc ai đó so sánh công lao của một vài cá nhân trong huy động tiền cứu trợ với những việc mà Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị-xã hội đã, đang và sẽ làm trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, để rồi quy chụp theo dụng ý xấu xa của cá nhân, không chỉ thể hiện sự thiển cận, mà còn là sự phản động khi cố tình phủ nhận công sức, vai trò của Đảng, Nhà nước, quân đội và các tổ chức chính trị-xã hội, nhằm hướng dư luận xã hội đi theo quán tính, phục vụ cho mục đích xấu xa của họ, đó là kích động, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá đất nước. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Nhưng những phát ngôn không đúng pháp luật với âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại đất nước thì cần phải kiên quyết đấu tranh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét