Lợi dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia ở khu vực biên giới nước ta là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, với nhiều thủ đoạn, nhất là xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, kích động đồng bào các dân tộc tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn gây thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội... Vì vậy, để vô hiệu hóa những âm mưu, thủ đoạn đó, Bộ đội Biên phòng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, pháp luật góp phần bảo vệ nền tảng tử tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sau trái, thù địch ở khu vực biên giới; chủ động đấu tranh, phòng ngừa, xử lý kịp thời khi xuất hiện các “điểm nóng” ở khu vực biên giới.
Chủ nghĩa Mác -
Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, vũ khí sắc bén của giai cấp công
nhân và nhân loại để đấu tranh chống giai cấp bóc lột, giải phóng mình, thực
hiện sứ mệnh lịch sử là đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân lao động. Vì vậy, từ khi ra đời,
chủ nghĩa Mác - Lênin luôn bị chủ nghĩa đế quốc, các phần tử phản động ra sức
chống phá, phủ nhận. Đối với nước ta, các thế lực thù địch và những phần tử cơ
hội chính trị lợi dụng những hạn chế trong quản lý, điều hành đất nước, cùng
các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng
viên, tăng cường chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng bằng nhiều hình thức, thủ
đoạn ngày càng trắng trợn, tinh vi, thâm độc hơn, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của
Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt, khi toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước, các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị lại tăng cường sử dụng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá Đảng, Nhà
nước ta với cấp độ ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng không gian mạng, mạng xã
hội (Facebook) để tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, họ phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; bác bỏ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn thế nữa, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội tuyên truyền xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của của
Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước của chính quyền các cấp,
với những thủ đoạn rất tinh vi, sảo quyệt. Triệt để tấn công vào nội bộ ta một
cách toàn diện cả về tổ chức, con người và đặc biệt lợi dụng vấn đề dân tộc.
Đặc biệt, các thế lực phản động, thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “phi
chính trị hóa” Quân đội, tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Chúng sử
dụng nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm mục đích làm cho cán bộ, chiến sĩ trong
toàn quân từng bước phai nhạt lý tưởng cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, Cương lĩnh của Đảng. Từ đó,
dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối
với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và rèn luyện, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hoạt động. Chính vì vậy, trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển,
Quân đội ta luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ,
thể hiện rõ bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc,
xứng đáng là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà
nước và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam,
sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch cũng không nằm ngoài sự chống
phá của chúng đối với cách mạng Việt Nam, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa”
Quân đội, tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện được mục
tiêu đó, các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, Cương lĩnh của
Đảng,… làm cho cán bộ, chiến sĩ từng bước phai nhạt, dẫn đến xa rời mục tiêu,
lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thiếu niềm tin, phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, v.v. Do đó, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng trong Quân đội đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cấp, các
ngành, tổ chức, lực lượng phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Bộ đội Biên phòng là một thành phần
của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý,
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; các đơn vị Bộ đội Biên phòng chủ
yếu đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hoạt động độc
lập, phân tán, xa chỉ huy, chỉ đạo. Khu vực biên giới đất liền là địa bàn có vị
trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn; đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, nhận thức về chính
trị, pháp luật còn hạn chế. Cùng với đó là hoạt động của các loại tội phạm, tệ
nạn xã hội diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để
lợi dụng, khoét sâu vào những tồn tại, hạn chế của ta ở khu vực biên giói để
tăng cường thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên mọi lĩnh vực, nhất là về
tư tưởng, văn hóa, nhằm kích động, gây chia rẽ mối đoàn kết giữa các dân tộc,
giữa nhân dân với Bộ đội Biên phòng.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề dân
tộc vẫn đang là “điểm nóng” ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, ảnh hưởng không
nhỏ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an
ninh khu vực và thế giới. Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc luôn có
vị trí đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là
các quốc gia đa dân tộc. Thực tế cho thấy, nhiều “điểm nóng” phức tạp nảy sinh
ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có nguyên nhân từ vấn đề dân tộc. Những bất đồng,
mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, giữa một bộ phận dân tộc với chính quyền
phần lớn có sự can dự, kích động của yếu tố bên ngoài lãnh thổ, dưới bàn tay
của các thế lực thù địch. Chính điều đó làm cho vấn đề dân tộc không chỉ dừng
lại ở khía cạnh trật tự xã hội thuần túy, mà đã mang màu sắc chính trị, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, chủ quyền quốc gia. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch
luôn tìm mọi cách lợi dụng các yếu tố phức tạp nảy sinh từ đặc điểm dân tộc,
quan hệ dân tộc, nhất là lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng nước
ta. Thủ đoạn của của chúng là lợi dụng hạn chế, thiếu sót của ban, ngành, lực
lượng ở khu vực biên giới trong thực thi chính sách dân tộc, sự chênh lệch về
mức sống và thu nhập giữa các vùng dân tộc, sự hạn chế về nhận thức của một bộ
phận đồng bào dân tộc thiểu số... để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, kích động đồng bào dân tộc
thiểu số tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn chống đối chính quyền, gây thiệt
hại về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
Nước ta có đường biên giới trên đất
liền dài 5.032,025 km (tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km,
Việt Nam - Lào dài 2.337,459 km; Việt Nam - Campuchia dài 1.245 km). Khu vực
biên giới đất liền bao gồm 435 xã, phường, thị trấn thuộc 104 huyện, thị xã,
thành phố của 25 tỉnh biên giới đất liền. Tổng số dân cư khu vực biên giới đất
liền là 496.739 hộ/2.885.553 khẩu, với 51 dân tộc anh em chung sống, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Quá trình hình thành và phát triển
của mỗi dân tộc không giống nhau, song các dân tộc luôn có tinh thần đoàn kết,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng bào các dân tộc luôn đồng hành cùng tiến trình
lịch sử phát triển đất nước, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung,
đồng bào các dân tộc chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng khu vực biên giới chưa
được đầu tư đồng bộ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn,
trình độ văn hóa thấp, nhận thức không đồng đều, còn nhiều hủ tục lạc hậu, v.v.
Với các thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc, triệt để lợi dụng những khó khăn, các
thế lực thù địch, phản động, chống đối chính trị ra sức tuyên truyền các luận
điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, tin đồn thất thiệt, nhất là các vấn đề
nóng, như: thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; chủ quyền quốc gia, đất đai,
môi trường, phòng chống dịch bệnh,... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, kích động
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, tạo “điểm nóng” về chính trị ở khu vực biên giới. Đây chính là
những mầm mống, nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả, hiểm họa khó dự báo để
thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn chính trị trong
nước, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài
Đảng và Nhà nước ta luôn có quan
điểm nhất quán đối với vấn đề dân tộc, đó là bảo đảm các dân tộc bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; ban hành nhiều chủ trương,
chính sách phù hợp nhằm giảm dần khoảng cách về trình độ dân trí, dân sinh giữa
các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa riêng của các dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng kỳ thị, chia
rẽ đoàn kết dân tộc hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc để gây bất ổn về chính trị -
xã hội, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc; thực hiện bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc cùng tiến bộ, góp phần xây dựng đất
nước, hướng đến tương lai các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phát
triển, ấm no, bình yên và hạnh phúc.
Những năm qua,
các thế lực thù địch, phản động luôn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong đó địa bàn khu
vực biên giới là một trọng điểm. Chúng lợi dụng những thiếu sót của ta trong
việc thi hành các chính sách dân tộc nói chung và ở khu vực biên giới đất liền
nói riêng để gây xung đột, mâu thuẫn giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với
Đảng, chính quyền, từ đó đẩy lên cao trào, tạo cớ can thiệp vào những vấn đề
nội bộ về chính trị - xã hội ở nước ta. Lợi dụng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn,
các sự kiện chính trị - xã hội có liên quan đến chính sách dân tộc để kích
động, lôi kéo đồng bào các dân tộc tham gia biểu tình, gây rối trật tự công
cộng. Chúng gieo rắc tư tưởng ly khai, tự trị, “tôn giáo hóa vùng dân
tộc”… Xây dựng, nuôi dưỡng nhiều tổ chức phản động dùng làm công cụ chống phá.
Tạo mâu thuẫn, gây xung đột giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số hay giữa
các dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên lãnh thổ, giữa những người theo tôn
giáo và không theo tôn giáo...
Trước tình hình trên, Quán triệt,
thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII), Chỉ thị
87-CT/QUTW, ngày 08/7/2016 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cơ quan,
đơn vị trong toàn quân nói chung và Bộ đội Biên phòng nói riêng đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc với nhiều cách làm hay, sáng
tạo, hiệu quả. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã tích cực, chủ động triển khai
đồng bộ các biện pháp đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá gây mất ổn định chính trị, an ninh,
trật tự ở khu vực biên giới. Trong đó, các đơn vị Bộ đội Biên phòng thuộc 25
tỉnh biên giới đất liền đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, lực lượng trên địa bàn khu vực biên
giới tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; vạch trần âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng nước
ta. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã thực
hiện tốt phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”,
kiên trì, nói đi đôi với làm để đồng bào hiểu, tin và ủng hộ; tuyệt đối tôn
trọng phong tục, tập quán của từng dân tộc, tránh sơ hở, sai sót để các thế lực
thù địch lợi dụng chống phá. Đồng thời, đã chủ động tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể địa phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân gắn với nền biên phòng toàn dân, thế trân biên phòng toàn dân,
thế trận lòng dân vững chắc ở ở khu vực biên giới nói chung và vùng đồng bào
dân tộc. Đặc biệt, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã tích cực tham gia xây dựng,
củng cố hệ thống chính trị khu vực biên giới vững mạnh; làm tốt công tác phát
triển đảng viên tạo nguồn cho địa phương; phát huy tốt vai trò cán bộ Bộ đội
Biên phòng tham gia cấp ủy huyện, thị xã biên giới; cán bộ Bộ đội Biên phòng
tăng cường cho các xã biên giới, đảng viên sinh hoạt tại chi bộ thôn, bản và
phụ trách hộ gia đình khu vực biên giới. Hiện nay, các đơn vị Bộ đội Biên phòng
đã tăng cường 311 cán bộ cho các xã biên giới đặt biệt khó khăn, trong đó có
253 đồng chí giữ chức danh trong cấp ủy, chính quyền địa phương; giới thiệu
2.388 đảng viên ở các đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn,
bản biên giới; phân công 9.661 cán bộ, đảng viên đồn Biên phòng phụ trách
42.247 hộ gia đình ở khu vực biên giới. Các đồn Biên phòng đã tham gia phối hợp
cùng với địa phương bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn khu vực biên
giới các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, qua đó tạo ra hệ thống “lá chắn
thép” bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tiêu
biểu: “Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới”, “Điểm dân cư liền kề đồn,
trạm, chốt Biên phòng”. Đặc biệt, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã trực tiếp
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, kịp thời các hoạt động chống phá, các
“điểm nóng” về dân tộc ở khu vực biên giới; đồng thời, đã phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng có liên quan phát hiện cá nhân, tổ chức phản động lợi dụng vấn đề
dân tộc để gây phức tạp về an ninh, trật tự ở khu vực biên giới góp phần giữ
vững an ninh trật tự ở khu vực biên giới và trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động tham gia phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh, đạt hiệu quả thiết thực. Đã có nhiều phong
trào, mô hình hay, cách làm sáng tạo, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc do Bộ đội
Biên phòng đề xuất và thực hiện như: “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông
thôn mới”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Bò giống cho đồng bào nghèo nơi
biên giới”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn
Biên phòng”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Đồng hành cùng
phụ nữ biên cương”… Thông qua các mô hình, chương trình đã có 6.901 ngôi
nhà đại đoàn kết và 272 công trình dân sinh với tổng số tiền hơn 300 tỷ đồng
được trao tặng tới tay các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
biên giới; tặng 25.024 con bò giống với tổng trị giá hơn 376 tỷ đồng cho người
nghèo nơi biên giới.
Những kết quả đó đã thiết thực góp
phần ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã
hội ở khu vực biên giới, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các
thế lực thù địch. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong
đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc góp phần bảo vệ
nền tảng tử tưởng của đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sau trái của các
thế lực thù địch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác tuyên truyền,
vận động quần chúng chưa có nhiều đổi mới; công tác nghiên cứu, dự báo chưa
được quan tâm đầy đủ, kịp thời; biện pháp đấu tranh, xử lý một số vụ, việc phức
tạp còn chưa thật hiệu quả; công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa
phương ở một số đơn vị cơ sở chưa thật kịp thời, hiệu quả chưa cao… Những hạn
chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận biên phòng toàn dân xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ quân dân ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Thời gian tới, các thế lực phản
động, thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước tiếp tục triệt để
tận dụng mạng xã hội, internet để tán phát tài liệu chống phá quyết liệt nền
tảng tư tưởng, đường lối, Cương lĩnh, nhân sự của Đảng; nói xấu lãnh tụ, cán bộ
lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Bộ đội Biên phòng; thổi phồng
những hạn chế, tồn tại trong phát triển kinh tế, quản lý xã hội, tiêu cực; lợi
dụng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận cán bộ, đảng viên và những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, an ninh biên giới quốc gia để công kích Đảng, chế độ, v.v. Qua đó, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội, nhằm từng
bước chuyển hóa bản chất cách mạng của Quân đội ta. Do vậy, để bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng trong Quân đội nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng, cấp
ủy, chỉ huy các cấp trong Bộ đội Biên phòng cần quán triệt, triển khai hiệu quả
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về nhiệm vụ về bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng; tập trung thực hiện một số giải pháp:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy đảng, người chỉ huy. Lực lượng Bộ đội Biên phòng, nhất là lãnh
đạo, chỉ huy các đồn biên phòng cần nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quan trọng
này; xác định đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái là một
nội dung trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn khu vực biên
giới, nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
đồng bộ các giải pháp; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là mục
đích cao nhất. Vì thế, cấp ủy đảng các cấp cần tập trung xây dựng tổ chức đảng
trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xác
định mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng đúng đắn,
hiệu quả. Nghị quyết lãnh đạo hằng tháng, năm đề ra chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, trong đó có công tác vận động đồng bào dân tộc thiếu số về nâng cao nhận
thức; người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên xây dựng kế hoạch tổ chức thực
hiện, phân công lực lượng hợp lý; ưu tiên tổ chức lực lượng và xây dựng đội ngũ
cán bộ nòng cốt, cán bộ địa bàn, chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công
tác vận động quần chúng; đầu tư kinh phí, trang bị, phương tiện; tích cực, chủ
động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, cơ quan,
đoàn thể ở địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, lực lượng
và nhân dân tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và kiên quyết đấu tranh
với các hành vi sai trái, bảo vệ hình ảnh, danh dự Quân đội nhân dân. Tăng
cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng, kịp thời phát hiện, xây
dựng, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, tạo sự lan tỏa trong toàn lực
lượng.
Hai là,
tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân ở
khu vực biên giới hiểu rõ và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đây là giải pháp cơ bản nhằm đưa các
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc vào cuộc sống.
Đồng thời, làm cho Nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
phản động trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc hòng phủ nhận đường lối đổi mới
của Đảng, kích động mâu thuẫn giữa Nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp,
chia rẽ đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới.
Để đạt hiệu quả, cán bộ, chiến sĩ Bộ
đội Biên phòng, nhất là những đồng chí làm công tác vận động quần chúng, trinh
sát phải đi sâu tìm hiểu và nắm tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, các nhân sĩ trí thức là người dân
tộc thiểu số cùng vận động, thuyết phục đồng bào các dân tộc thiểu số nghiêm
chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và các quy định của địa phương. Chủ động phát hiện và có biện pháp ngăn
chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên từng địa bàn.
Trong tuyên truyền, cần có phương
pháp phù hợp, gần gũi, chia sẻ, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân
tộc”, kiên trì, nói đi đôi với làm, phải thực sự “nghe được đồng bào nói, nói
cho đồng bào hiểu và làm cho đồng bào tin và ủng hộ”; tuyệt đối tôn trọng phong
tục, tập quán của từng dân tộc, tránh sơ hở, sai sót để các thế lực thù địch
lợi dụng chống phá.
Ba là, thường xuyên làm tốt công tác
nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động
lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc ở khu vực biên giới
Cần làm tốt công tác điều tra cơ
bản, nắm bắt tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phát hiện, đi trước
đón đầu và kịp thời xử lý những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Khi
phát hiện, cần tìm hiểu nguyên nhân, chú ý giải quyết triệt để, kịp thời các ““điểm
nóng””, các mâu thuẫn, khiếu kiện ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan,
vượt cấp. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến dân tộc, phải tính
toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, đảm bảo yêu cầu đặt ra nhằm tranh thủ được sự
ủng hộ rộng rãi của Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, không sơ hở để
địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc. Đặc biệt, chú trọng công tác tranh thủ người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia đấu tranh với hoạt động lợi
dụng vấn đề dân tộc
Bốn là, tích cực phối hợp với cấp ủy,
chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể tham gia xây dựng, củng cố,
nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới.
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chủ động phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức các đoàn khảo sát thực tế trên các tuyến biên giới
đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ
Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành các chính sách về dân tộc, tôn giáo, đầu tư
cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới hiệu quả.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc tăng cường cán bộ đồn Biên phòng tham
gia cấp ủy cấp huyện, tăng cường cấp xã, đảng viên sinh hoạt tại các chi bộ
thôn, bản và đảng viên phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới. Tiếp tục thực
hiện tốt kế hoạch “Tăng cường xây dựng nhân cốt điển hình trong vùng dân tộc,
tôn giáo ở khu vực biên giới” để xây dựng được nhiều cốt cán là chức sắc, người
có uy tín trong vùng dân tộc, tôn giáo. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng,
nhất là ở các đồn Biên phòng thường xuyên gần gũi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng
chính đáng, gắn bó với nhân dân, có khả năng thâm nhập được địa bàn kể cả ở các
điểm nóng về an ninh, trật tự để tiếp xúc, thuyết phục, vận động các chức sắc
tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Với phương châm “Đồn là nhà,
biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, phát huy
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, Bộ đội Biên phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác vận động quần chúng bằng các mô hình, hoạt động thiết thực, như: trạm xá
quân dân y kết hợp, khám chữa bệnh cho người dân; giúp nhân dân và địa phương
phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn; “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới”,
“Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương”, “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn
Biên phòng”, v.v. Qua đó, góp phần đưa chính sách của Đảng đi sâu vào cuộc sống
ở vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; nghe dân nói, nói dân
hiểu và làm dân tin, không ngừng củng cố, xây dựng tinh thần đoàn kết quân -
dân và thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc, thực sự là chỗ dựa tin cậy của
cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân.
Năm là, thường xuyên bố trí lực lượng
bám, nắm địa bàn, đối tượng, kịp thời phát hiện các vấn đề phức tạp nổi lên, dư
luận xã hội trái chiều.
Các đơn vị Bộ đội Biên phòng cần chủ
động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có đối sách phù hợp, giải
quyết kịp thời từ cơ sở các vụ việc về an ninh, trật tự, không để bị động, bất
ngờ. Đồng thời, bố trí, tổ chức lực lượng nắm tình hình toàn diện, có trọng
tâm, phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị; triển khai đồng bộ, linh hoạt các biện pháp, kiên quyết đấu
tranh phản bác quan điểm, luận điệu xuyên tạc, sai trái. Chủ động phối hợp với
các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng và cung cấp thông tin, tài
liệu chính thống giúp nhân dân tiếp thu, hiểu đúng tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội trong nước và quốc tế; vạch trần âm mưu thâm độc, luận điệu sai
trái, thông tin xấu độc của các đối tượng, phần tử cơ hội, chống đối. Qua đó,
giúp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ vững an
ninh chính trị khu vực biên giới. Để đạt hiệu quả cao trong đấu tranh, cần phải
linh hoạt, phối hợp và tổ chức lực lượng rộng rãi có tính tập thể, cộng đồng,
bảo đảm khoa học, chi tiết, tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo, phù hợp với trình độ văn
hóa, phong tục tập quán từng vùng miền. Đặc biệt, coi trọng phát huy vai trò
của đội ngũ cán bộ cơ sở, đẩy mạnh hoạt động t
uyên truyền, vận động, định hướng dư luận xã hội, kịp thời cung cấp
thông tin đúng, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, phân biệt rõ trắng, đen, đúng
sai, phải trái, không tin và không bị kẻ xấu câu móc, mua chuộc, kích động vi
phạm pháp luật của Nhà nước.
Trước sự chống phá quyết liệt của các
thế lực thù địch trên các lĩnh vực đời sống, xã hội đặt ra yêu cầu cấp thiết cả
về lý luận, thực tiễn, cần đổi mới về tư duy, nhận thức, phương pháp đấu tranh
và nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của địch. Vì vậy, phát huy vai trò nòng cốt
trong quản lý, bảo vệ biên giới, Bộ đội Biên phòng cần đẩy mạnh các giải pháp
kiên quyết đấu tranh bác bỏ các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch ở khu
vực biên giới, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch; xây dựng khu
vực biên giới vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh
biên giới quốc gia trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét